Cảm nhận về nhân vật lữ khách trong "Bài ca ngắn đi trên bãi cát" số 5

Bài ca ngắn đi trên cát của Cao Bá Quát là tâm trạng của người lữ khách trong bài thơ bài ca ngắn đi trên bãi cát, hình ảnh một con người với những bước chân bước trên bãi cát rộng lớn mỗi bước chân đi đều bị lún xuống đất, chính điều này đã khiến cho người lữ hành mỗi bước tiến lên phải lùi lại một bước dò dẫm, sợ sệt.


Ngay đầu bài thơ, tác giả đã sử dụng các điệp âm với cách ngắt nhịp hai ba với mỗi câu thơ năm chữ, cho người đọc cảm giác rằng bước đi của người lữ hành luôn bị giật lại:


Trường sa phục trường sa,

Nhất bộ nhất hồi khước.

(Cát dài bãi cát dài,

Mỗi bước lùi một bước)


Trạng thái khác thường của những bước chân gợi cảm giác như người lữ hành đang bước đi những bước đi vô định, không biết rõ đích đến là gì. Người lữ hành không còn nhận biết được thời gian hay không gian, chất chứa trong cả thân thể của người khách lữ hành này chỉ là một nỗi buồn phiền mãi không thôi.


Nhật nhập hành vị dĩ,

Khách tử lệ giao lạc.

(Mặt trời đã lặn đi chưa nghỉ,

Bộ hành nước mắt lã chã rơi).


Hai câu thơ đã người đọc về hình ảnh của một nhà nho chưa đến bốn mươi tuổi nhưng đã nhận ra được sự bức bối đến cùng cực không hợp với chế độ chính trị hiện thời. nhà thơ đã tự tạo ra cho mình một hành trình một cuộc chốn chạy mà không rõ đích đến là nơi đâu, có lẽ chỉ có thần tiên, với những con người đắc quả mới có thể thoát khỏi những nỗi khổ tinh thần đó


Quân bất học tiên gia mỹ thụy ông,

Đăng sơn thiệp thủy oán hà cùng?

(Không học được tiên ông phép ngủ,

Trèo non lội suối giận sao nguôi?)


Biện pháp nghệ thuật so sánh giữa loại cực hình tinh thần với những con người đang khát khao danh lợi, họ đang u mê trong quyền lực và tiền bạc, số người tỉnh chắc chỉ có lác đác đến trên đầu ngón tay…


Cổ lai danh lợi nhân,

Bôn tẩu lộ đồ trung;

Phong tiền tửu điếm hữu mỹ tửu,

Tỉnh giả thường thiểu, túy giả đồng.

(Xưa nay phường danh lợi,

Bôn tẩu trên đường đời;

Gió thoảng hơi men trong quán rượu,

Say cả hỏi tỉnh được mấy người?)


Biện pháp nghệ thuật đối lập thức, tỉnh -ngủ, say, hiện lên hình ảnh về một con người lầm lũi với bước chân mệt mỏi, đi mãi đi mãi hết ngày này qua ngày khác, tháng này qua tháng khác mà không biết điểm dừng chân nơi đâu…gợi cảm hứng về sự cô đơn của người khách lữ hành, hình ảnh ẩn dụ với sức gợi tả, gợi cảm xuất sắc: người lữ hành đang chịu đựng những cực hình về tinh thần ấy cứ mải miết đi như vô nhưng khi ngước nhìn lên phía Bắc thì những ngọn núi lớp lớp nối nhau đã che mất nối; ngước về phía Nam, hình ảnh núi và sóng cũng trùng trùng điệp điệp bủa vây thân mình. Những ngoảnh đi ngoảnh lại bên cạnh chả có ai chỉ có một mình cô đơn trên bãi cát mênh mông mà thôi.


Quân bất học tiên gia mỹ thụy ông,

Đăng sơn thiệp thủy oán hà cùng

Cổ lai danh lợi nhân, Bôn tẩu lộ đồ trung

Phong tiền tửu điếm hữu mỹ tửu,

Tỉnh giả thường thiểu túy giả đồng

Trường sa trường sa nại cừ hà!

Thản lộ mang mang úy lộ đa


Phần cuối của bài thơ kết thúc bằng những câu thơ như những tâm sự về con đường cùng của tác giả, sự ngột ngạt và đang là nút thắt chưa mở về tư tưởng của nhà thơ. Từ ngữ mang cho người đọc cảm giác bức bách đến khó chịu đến cùng cực của nhà thơ:


Thính ngã nhất xướng “cùng đồ” ca:

Bắc sơn chi Bắc sơn vạn điệp,

Nam sơn chi Nam ba vạn cấp;

Quân hồ vi hồ sa thượng lập?

(Nghe ta ca “cùng đường” một khúc:

Phía Bắc núi Bắc núi muôn lớp,

Phía Nam núi Nam sóng muôn đợt;

Sao mình anh trơ trên bãi cát?)


Đọng lại trong bài thơ “Bài ca ngắn đi trên cát” của Cao Bá Quát chính là tâm trạng ủ ê, mệt mỏi, bức bách đến cùng cực của một nhà nho đang không hợp khuôn với chế độ đương thời. Con đường đi với nhiều nhưng chông gai khiến những bước chân đầy giật cục, cứng nhắc, những bước đi vô định không rõ mục đích, chưa rõ con đường. trong cảnh ngộ đó nhà nho lạc thời cứ mang trong mình một nỗi băn khoăn, kiếm tìm một lời lý giải…

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |