Cách trị giãn tĩnh mạch chân tại nhà
Top 8 trong Top 10 Dấu hiệu suy giãn tĩnh mạch
Tập nâng chân, massage và hoạt động thể chất
- Nâng chân: Có thể làm giảm các triệu chứng giãn tĩnh mạch và sưng phù chân cho những người bị suy giãn tĩnh mạch chân ở giai đoạn đầu. Để điều trị bệnh hiệu quả, cần nâng cao chân trên mức của tim, giữ chân ở vị trí này trong ít nhất 20 phút từ 3 - 4 lần/ngày;
- Massage: Là phương pháp giúp hỗ trợ lưu thông máu, đặc biệt là ở chân - nơi bị giãn tĩnh mạch. Kỹ thuật xoa bóp giãn tĩnh mạch là thực hiện nhẹ nhàng, tránh gây áp lực lên các tĩnh mạch lớn. Khi massage, nên sử dụng áp lực toàn bàn tay nhẹ nhàng hoặc dùng áp lực từ đầu ngón tay xoa bóp từ gót chân lên mắt cá nhân. Nếu cảm thấy đau hoặc khó chịu thì nên ngừng massage và nâng cao chân;
- Hoạt động thể chất: Với những người bị suy giãn tĩnh mạch, đặc biệt là ở giai đoạn đầu thì hoạt động thể chất là biện pháp hỗ trợ điều trị hữu hiệu. Tuy nhiên, người bệnh chú ý không chọn những bài tập gây nhiều áp lực cho đôi chân, không nên chạy bộ vì nó có thể làm tình trạng giãn tĩnh mạch trở nên trầm trọng hơn. Các bài tập giúp tăng cường lưu thông máu và có hiệu quả trong điều trị bệnh là đi bộ, căng cơ, tập yoga hoặc xoay cổ chân,...;
- Thay đổi lối sống: Tránh đi đứng hoặc ngồi quá lâu, đặc biệt là với những người làm công việc văn phòng. Tốt nhất bệnh nên nên thay đổi tư thế thường xuyên hơn để tránh làm tắc nghẽn dòng máu lưu thông, nên đứng dậy và tập các bài tập kéo giãn cơ ngắn,... Đồng thời, người bị suy giãn tĩnh mạch chân cần tránh mang giày cao gót trong thời gian dài vì đi giày cao gót làm tăng co bóp các cơ bắp chân, dồn máu về tĩnh mạch, làm nặng hơn tình trạng ứ máu ở chi dưới.
Điều chỉnh chế độ ăn uống
Thay đổi chế độ ăn uống sao cho khoa học, lành mạnh là biện pháp giải quyết tốt cho các vấn đề về sức khỏe, đặc biệt là tình trạng suy giãn tĩnh mạch chân. Một số lời khuyên cho bệnh nhân bị suy giãn tĩnh mạch chân là:
- Tăng cường tiêu thụ các loại thực phẩm giàu vitamin C và E vì chúng giúp kích thích sản xuất collagen và elastin, giữ cho tĩnh mạch khỏe hơn, ít bị giãn hơn;
- Nên bổ sung những thực phẩm giàu chất xơ như các loại đậu, hạt, yến mạch, hạt lanh, lúa mì, ngũ cốc,... vào chế độ ăn vì chúng có thể ngăn ngừa táo bón và giảm áp lực lên tĩnh mạch;
- Nên ăn bắp cải vì loại thực phẩm này giàu vitamin A, C, E, B1, B2, K, canxi, kali, magie, sắt, photpho,... và chất xơ, giúp phá hủy các chất lên men trong máu và giảm đau;
- Ăn nhiều thực phẩm chứa flavonoid như hành, cải bó xôi, bông cải xanh, cacao, tỏi, trái cây họ cam quýt, nho, anh đào, táo,... vì chúng giúp giảm áp lực động mạch, cải thiện tình trạng giãn tĩnh mạch, thu nhỏ tĩnh mạch bị giãn;
- Tăng cường bổ sung thực phẩm giàu kali như hạnh nhân, các loại đậu, khoai tây, rau, cá hồi, cá ngừ,... vì chúng có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng suy giãn tĩnh mạch chân bằng cách giảm giữ nước trong cơ thể;
- Pha 2 thìa giấm táo với nước để uống vì giấm táo có khả năng cải thiện lưu thông máu, giảm sưng tĩnh mạch.