Cách chữa viêm xoang bằng hoa cứt lợn

Viêm xoang là tình trạng các hốc xoang cạnh mũi bị sưng viêm, phần lớn nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm trùng (vi khuẩn, virut). Các triệu chứng nghẹt mũi, sổ mũi, đau nhức xoang nếu không sớm được khắc phục có thể gây ảnh hưởng đến sinh hoạt, công việc và chất lượng cuộc sống. Để khắc phục tình trạng trên, bên cạnh việc dùng các loại thuốc đặc trị, dân gian thường vận dụng mẹo chữa viêm xoang bằng hoa hoa cứt lợn


Theo Đông Y, hoa cứt lợn có tính mát, vị hơi đắng, có khả năng thanh nhiệt, giải độc, cầm máu, tiêu sưng, viêm. Tiếp nối y học cổ truyền, y học hiện đại cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu về dược tính của hoa cứt lợn. Kết quả cho thấy loại thực vật thân thảo này có chứa khoảng 0.16% tinh dầu đặc màu vàng như nghệ, hơi sánh, mùi thơm dễ chịu. Tinh dầu này lại chứa các hoạt chất hóa học như: cadinen, geratocromen, caryophyllen, demetoxygeratocromen. Đây là những chất có đặc tính chống phù nề, chống viêm, dị ứng (áp dụng cho cả trường hợp cấp tính lẫn mãn tính). Chính nhờ những hoạt chất có đặc tính trên mà hoa cứt lợn được nhiều người sử dụng trong việc khắc phục triệu chứng, làm sạch vùng viêm nhiễm, hỗ trợ điều trị bệnh viêm xoang.


Hướng dẫn cách trị bệnh viêm xoang bằng hoa cứt lợn

Nhìn chung, cách dùng cây hoa cứt lợn trị viêm xoang tương đối an toàn, dễ thực hiện và hầu như không tốn bất kì chi phí nào. Để cây hoa xuyến chi phát huy tối đa công dụng chữ bệnh, bạn có thể áp dụng theo phương pháp điều trị sau đây:

Bài thuốc thứ nhất:

  • Chuẩn bị: Một nắm (15 – 30g) hoa cứt lợn tươi rửa sạch với nước muối pha loãng, sau đó để ráo nước.
  • Thực hiện:
  1. hoa cứt lợn đem giã nhuyễn, ép lấy nước.
  2. Nhúng một đồng tăm bông vào dung dịch trên, sau đó nhẹ nhàng nhét vào cánh mũi trong vòng 15 phút.
  3. Rút tăm bông ra để chất nhầy, dịch mủ có thể chảy ra bên ngoài. Lưu ý không xì mũi quá mạnh vì điều này có thể khiến cho chất dịch chảy lan sang đường nối giữa mũi và tai, tăng nguy cơ mắc bệnh viêm tai giữa.
  4. Để tiết kiệm thời gian, bạn có thể giã nát hoa cứt lợn, cho vào trong một ống xịt, đem bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh từ 3 – 5 ngày dùng dần.

Bài thuốc thứ 2:

  • Chuẩn bị: 15 – 30 gam hoa cứt lợn khô, 500 ml nước lọc.
  • Tiến hành: Cho 15 – 30 gam hoa cứt lợn khô đem nấu với 500 ml nước. Chia lượng nước trên thành hai phần: một phần dùng để xông mũi, một phần để uống 2 lần trong ngày. Nên uống trước khi ăn 15 phút.

Bài thuốc thứ 3:

  • Chuẩn bị: hoa cứt lợn, cay hang đẻo, cây mạy đúc phi, cây khẩu mẩu, cây chà là, cây càng cật, cây giàng giàng đen.
  • Tiến hành:
  1. Đem tất cả những nguyên liệu trên rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô.
  2. Cho một nắm nguyên liệu mỗi loại và trong cùng một ấm thuốc, đun sôi trong 4 tiếng đồng hồ.
  3. Trước khi xông hơi, múc một phần thuốc ra bát để uống, phần còn lại dùng để xông hơi. Khi xông, dùng khăn hay mền trùm kín người và nồi thuốc xông. Hơi nóng kèm bốc lên sẽ giúp thông mũi, đẩy mủ ứ đọng trong xoang ra ngoài.
  4. Sau khi xông xong, chờ nước nguội thì thêm mấy lát tỏi và muối vào, sử dụng nước trên để rửa vùng mũi một lần nữa.
Hoa cứt lợn
Hoa cứt lợn

xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |