Các xét nghiệm giúp chẩn đoán ung thư vòm họng
Top 2 trong Top 8 điều cần biết nhất về ung thư vòm họng
Các xét nghiệm thường được sử dụng trong chẩn đoán ung thư vòm họng bao gồm:
- Nội soi NBI: Nội soi NBI có thể phát hiện tình trạng tăng sinh mạch máu trong các trường hợp ung thư vòm họng giai đoạn sớm, khi mà khối u còn khu trú, chưa có hạch di căn. Từ đó giúp kết quả điều trị đạt kết quả tốt hơn và tăng tỷ lệ khỏi bệnh.
- Sinh thiết: Sinh thiết vòm họng qua thiết bị nội soi, đặc biệt dưới nội soi NBI sẽ cho kết quả chính xác hơn vì khối u được quan sát rõ nét hơn. Người thực hiện thủ thuật có khả năng lấy được mô tế bào ở vị trí tế bào ung thư đang phát triển mạnh.
- Chọc hút hạch làm FNA: Chọc hút hạch cổ gửi sinh thiết và chẩn đoán mô bệnh học để xác định và đánh giá mức độ ung thư.
- Chụp CT Scanner hay chụp MRI: Chụp CT Scanner giúp đánh giá mức độ xâm lấn của khối u thông qua hình chụp.
- Xét nghiệm sinh hoá: Thử các phản ứng huyết thanh IgA/VCA; IgA/EA; IgA/EBNA trước, trong và sau điều trị để đánh giá tiên lượng bệnh.