Các giác quan của rắn đuôi chuông
Thị lực: Thị lực của rắn đuôi chuông không đồng nhất, dao động từ mức chỉ đủ phân biệt sáng tối cho tới mức có thị lực cao, nhưng xu hướng chung là thị lực của chúng mặc dù không thực sự sắc bén nhưng là đủ để cho phép chúng có thể theo dõi các chuyển động. Rắn đuôi chuông nhìn tập trung vào một chỗ nào đó bằng cách di chuyển thủy tinh thể tới và lui so với võng mạc, trong khi ở các nhóm động vật có màng ối khác thì thủy tinh thể bị giãn ra.
Mùi: Rắn đuôi chuông sử dụng mùi để theo dõi con mồi của nó. Rắn đuôi chuông ngửi mùi bằng cách dùng lưỡi chẻ của nó để thu thập các hạt có trong không trung, sau đó chuyển chúng cho cơ quan xương lá mía-mũi hay cơ quan Jacobson trong miệng để kiểm tra. Cái lưỡi chẻ đôi giúp cho rắn đuôi chuông đồng thời cảm nhận trực tiếp cả mùi lẫn vị. Rắn đuôi chuông duy trì lưỡi ở trạng thái chuyển động, lấy mẫu các hạt từ không khí, đất và nước, phân tích các hóa chất tìm thấy và xác định sự hiện diện của con mồi hay kẻ săn mồi trong môi trường khu vực.
Nhạy cảm rung động: Phần cơ thể tiếp xúc trực tiếp với mặt đất của rắn đuôi chuông rất nhạy với các rung động; vì thế rắn đuôi chuông có thể cảm nhận thấy các con vật khác đang tới gần bằng cách phát hiện các rung động nhẹ nhất trong không khí hay trên mặt đất.
Nhạy cảm nhiệt: Rắn đuôi chuông có các thụ thể nhạy nhiệt trong các rãnh sâu nằm giữa lỗ mũi và mắt, cho phép chúng "nhìn thấy" nhiệt bức xạ của các con mồi là động vật có vú với máu nóng.