Các điểm tham quan ở Bái Đính
Chùa Bái Đính là một danh thắng tâm linh nằm trong quần thể khu du lịch sinh thái Bái Đính – Tràng An với bề dày lịch sử hơn 1000 năm tuổi gắn với vùng đất của nhiều triều đại phong kiến từ nhà Đinh, nhà Tiền Lê đến nhà Lý. Các địa điểm tham quan trong chùa Bái Đính có thể điểm đến như:
Khu chùa Bái Đính mới
- Tam quan ngoại: Chùa Bái Đính có 3 tam quan ngoại được xây dựng cao rộng, biểu tượng cho 3 cửa để vào chùa. Mỗi tam quan ngoại có 3 cửa, được dựng bằng bê tông cốt thép và ốp đá bên ngoài, có bốn mái cong nhỏ lợp đá ở phía trên.
- Tam quan nội: Tam quan nội được xây dựng hoàn toàn bằng gỗ Tứ Thiết, cao 16,5m, dài 32m, rộng 13,5m. Tam quan nội có 4 cột cái, mỗi cột cao 13,85m, đường kính 0,87m và nặng khoảng 10 tấn. Tam quan nội có 3 tầng mái uống cong ở bốn phía, lợp bằng ngói men ống Bát Tràng màu nâu sẫm. Trong tam quan đặt 2 tượng hộ pháp bằng đồng, mỗi tượng cao 5,5m và nặng 12 tấn.
- Hành lang La Hán: Hành lang La Hán được thiết kế hoàn toàn bằng gỗ, các vì kèo mái được kết cấu kiểu giá chiêng chồng giường con nhị, gồm 2 dãy, dài 3.400m với 250 gian, mỗi gian có kích thước 4,5m x 4,5m. Dọc hai hành lang tả, hữu đặt 500 pho tượng La Hán tạc bằng đá nguyên khối, do các nghệ nhân làng nghề đá Ninh Vân (Hoa Lư – Ninh Bình) chế tác.
- Tháp chuông: Tháp chuông được xây dựng bằng bê tông cốt thép giả gỗ, kiến trúc kiểu tháp chuông cổ, hình bát giác, có 3 tầng mái cong, lợp bằng ngói men ống Bát Tràng màu nâu sẫm. Tháp chuông cao 22m, đường kính 17m, mang dáng dấp của bông sen. Bên trong tháp chuông treo quả chuông đồng nặng 36 tấn, do các nghệ nhân ở Huế đúc. Quả chuông đã được Trung tâm Sách Kỷ lục Việt cấp bằng Xác nhận kỷ lục: “Đại hồng chuông lớn nhất Việt Nam”. Phía dưới chuông đồng có đặt chiếc trống đồng đúc theo mẫu trống đồng Đông Sơn, trọng lượng 13 tấn, đường kính hơn 6m, chiều cao gần 7m.
- Điện Phật Bà: Điện Quan Thế Âm Bồ Tát được xây dựng hoàn toàn bằng gỗ tứ thiết, gồm 7 gian, cao 14,8m, dài 40,4m, rộng 16,8m. Gian giữa của điện đặt tượng Chuẩn Đề Quan Âm nghìn mắt nghìn tay đúc bằng đồng dát vàng, nặng 80 tấn, cao 9,57m. Pho tượng đã được Trung tâm Sách Kỷ lục Việt Nam cấp bằng xác nhận là: “Tượng Quan Thế Âm Bồ Tát bằng đồng lớn nhất Việt Nam”.
- Hồ phóng sinh:: Hồ Phóng Sinh có chiều ngang 63m, chiều dài 77m, diện tích gần 5000m2. Trong Hồ trồng Sen. Hoa Sen là biểu tượng cho Đức Phật và cõi Niết Bàn. Hồ ở dưới thấp là âm, chùa trên cao là dương. Do đó, Hồ Phóng Sinh tạo ra âm dương điều hòa, cảnh “tiền thủy hậu sơn” tuyệt đẹp.
- Điện pháp chủ: Điện pháp chủ chùa Bái Đính thờ Phật Tổ xây dựng toàn bằng bê tông cốt thép giả gỗ rất đồ sộ, hoành tráng, cao đến nóc gần 30m, dài 44,7m, rộng 43,3m, có diện tích 1.945m , gồm 2 tầng mái cong, có 8 mái ở bốn phía và một hàng cổ lâu để nâng độ cao, lấy ánh sáng và thông khí, bờ đao cao tới l,3m, mái đao cao 2,6m, riêng mặt nguyệt ở đỉnh mái cao đến 4,4m, đầu kìm cao 3,3m.
- Điện tam thế: Toà Tam Thế cũng xây dựng bằng bê tông cốt thép giả gỗ, có 3 tầng mái uốn cong, gồm 12 mái ở bốn phía. Tất cả các mái được uốn cong, lợp bằng ngói men ống Bát Tràng màu nâu sẫm. Các góc của mái đều có mái đao cong lên như hình đuôi chim phượng làm cho mái uốn lượn, uyển chuyển, hài hoà như sóng nước thuỷ triều, như con thuyền trôi trên nước, như hai cánh chim đang dang rộng để bay lên.
- Tượng Phật Di Lặc
- Bảo tháp Chùa Bái Đính
Chùa Bái Đính cổ:
- Chùa Bái Đính cổ (Bái Đính cổ tự) nằm cách điện Tam Thế của khu chùa mới khoảng 800 m về phía nam. Khu chùa này quay hướng chính tây, nằm gần trên đỉnh của một vùng rừng núi khá yên tĩnh, gồm có một nhà tiền đường ở giữa, rẽ sang bên phải là hang sáng thờ Phật, rồi đến đền thờ thần Cao Sơn ở sát cuối cửa sau của hang sáng; rẽ sang bên trái là đền thờ thánh Nguyễn rồi đến động tối thờ mẫu và tiên. Nơi đây nằm ở vùng đất hội tụ đầy đủ yếu tố nhân kiệt theo quan niệm dân gian Việt Nam, đó là đất sinh Vua, sinh Thánh, sinh Thần. Mặc dù khu chùa có lịch sử hình thành từ thời Đinh với đền thờ Cao Sơn trấn tây Hoa Lư tứ trấn nhưng chùa Bái Đính cổ có nhiều chi tiết kiến trúc và cổ vật mang dấu ấn đậm nét của thời Lý.
- Hang Sáng – Động Tối
- Đền thờ thánh Nguyễn
- Đền thờ thần Cao Sơn
- Giếng ngọc