Ca trù
Ca trù hay còn được biết tới là hát cô đầu, hát nhà trò phát triển và phổ biến từ thế kỷ 15 tại Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ nước ta. Đây là loại hình diễn xướng được giới quý tộc, tri thức cũng như cung đinh ưa thích và là sự kết hợp đỉnh cao giữa thi ca và âm nhạc.
Một tác phẩm Ca trù sẽ có 3 nghệ nhân chính đó là:
- Đào nương/Ca nương (nữ): Là nhân vật quan trọng nhất, là linh hồn của bài hát, cất lên tiếng hát với đôi tay gõ phách.
- Kép (nam): Nhân vật gảy đàn cho Đào nương.
- Quan viên (nam): Người cầm chầu, am hiểu ca trù. Ngoài việc đánh trống cho Đào hát, còn có nhiệm vụ chấm thưởng mỗi khi hát hay, đàn giỏi, phách tài.
Vì là thể loại âm nhạc thính phòng, nên không gian trình diễn ca trù có diện tích tương đối nhỏ. Đào ngồi hát trên chiếu ở giữa, Kép và Quan viên ngồi chếch sang hai bên. Khi bài hát được sáng tác và trình diễn ngay ở chiếu gọi là "tức tịch" (ngay ở chiếu).
Ngày 1 tháng 10 năm 2009, Ca trù chính thức được UNESCO ghi danh là Di sản phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp. Hiện nay đang có hồ sơ đề cử Ca trù là Di sản văn hóa Thế giới, bởi không gian văn hóa Ca trù trải khắp 16 tỉnh phía Bắc: Phú Thọ, Hà Nội, Bắc Giang, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình. Ca Trù là kiệt tác Di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại.
Một số nghệ sĩ Ca trù nổi tiếng: NSND, Danh ca Quách Thị Hồ; NSND, danh ca Phó Thị Kim Đức; Nghệ nhân dân gian Nguyễn Thị Khướu,...
Địa bàn diễn xướng: Bắc Bộ và Bắc Trụng Bộ