Cà phê chồn Kopi - Luwak
Kopi - Luwak thực chất là một loài chồn. Kopi - Luwak là những hạt cà phê được ăn bởi giống chồn, sau đó được lên men trong dạ dày của chúng. Khi quá trình lên men kết thúc, chúng được bài tiết ra ngoài và trở thành món cà phê chồn. Chúng được lưu hành khắp nơi trên thế giới và trở thành loại cà phê đắt nhất, 1kg hạt cà phê được bán với giá 700 đô. Hầu hết, chúng được sản xuất tại Indonesia. Nông dân Bali qua nhiều đời cho rằng cầy luwak ăn, tiêu hoá và thải ra những hạt cà phê ngon nhất. Hạt cà phê trong phân cầy luwak sẽ được rửa sạch và chế biến. Người phương Tây thường gọi đây là "cà phê phân mèo". Với giá khoảng 35 - 100 USD một cốc, kopi luwak được phong là cà phê đắt đỏ nhất hành tinh. Theo truyền miệng, kopi luwak được phát hiện trong thời kỳ Indonesia là thuộc địa của Hà Lan. Thời ấy, nông dân Indonesia bị cấm thu hoạch cà phê theo nhu cầu cá nhân. Họ phải tranh giành để lấy cà phê và nhận thấy phân của cầy vòi chứa những hạt cà phê được làm sạch tự nhiên, không nấm mốc hoặc sâu thối.
Nông dân ở Indonesia khẳng định đây là loại cà phê ngon nhất trên thế giới. Bởi, cầy vòi hương khá kén ăn, chúng chỉ chọn những trái cà phê chín nhất. Tiếp đó, enzyme tiêu hóa của loài vật này "thay đổi cấu trúc protein trong hạt cà phê, loại bỏ một số axit để tạo ra một tách cà phê uống êm hơn", theo National Geographic. Hệ tiêu hóa của cầy còn loại bỏ toàn bộ lớp vỏ của trái cà phê đôi khi còn sót lại trên hạt trong quá trình chế biến. Trong nhiều thập kỷ, kopi luwak là đặc sản địa phương của Indonesia, gần như chỉ thu lượm từ cầy hoang dã. Lũ cầy tự do kiếm ăn trong vườn cà phê và nông dân phải săn lùng phân của chúng.