Cá nóc
Bạn đã sẵn sàng với việc đặt quá nhiều chất độc xyanua vào trong miệng của mình chưa? Điều này sẽ xảy ra khi bạn ăn loài cá nóc hay ở Nhật Bản còn gọi là "fugu". Những người chế biến và nấu cá nóc phải được đào tạo trong nhiều năm trước khi họ được cho phép nấu ăn chính thức, bởi vì chỉ cần một lỗi nhỏ cũng có thể gây ra sự thiệt hại về tính mạng cho khách hàng. Đây là món ăn được đánh giá có hàm lượng độc lớn thứ 2 trên thế giới. Trên thế giới đã xác định hơn 80 loài cá nóc, riêng tại Việt Nam có 4 họ, 12 giống và 66 loài, trong đó có khoảng 40 loài có khả năng gây độc tố. Phần lớn những loài thường gây độc tố thuộc họ Tetraodontidae. Các nhà chuyên môn cho rằng khi môi trường bị ô nhiễm nặng như hiện nay, các loài cá nóc rất dễ bị nhiễm độc. Các loài cá nóc sống ở biển Thái Bình Dương được coi là nguy hiểm. Còn cá nóc ở biển Đại Tây Dương nói chung và lành hơn, nhưng vẫn gây chết người như thường.
Cá nóc có nhiều loại như cá nóc nhím, nóc mít, nóc vàng, nóc xanh, nóc thu, chừa con cá nóc thu, còn gọi là cá nóc xanh, cá nóc hòm, Cá hòm cực độc. Chất độc của cá nóc gọi là tetrodotoxin là một loại độc tố thần kinh cực độc, gấp hơn 1.000 lần so với cyanua. Tetrodotoxin không phải là protein, tan trong nước, không bị nhiệt phá hủy, nấu chín hay phơi khô, sấy, độc chất vẫn tồn tại. Tuy nguy hiểm là vậy, cá nóc vẫn là một đặc sản được yêu thích của người Nhật. Những thực khách sành ăn ở Tokyo sẵn sàng chi tới hơn 200 USD để được thử qua món ăn được mệnh danh là "thách thứ tử thần" này. Những người là "fan" của món cá nóc cho biết cảm giác ngưa ngứa, kích thích nơi đầu lưỡi khi ăn là một phần trong sự quyến rũ mà món cá nóc mang tới. Tuy vậy nhiều người tin rằng chính cảm giác "cận kề cái chết" phần nào làm nên sức lôi cuốn mãnh liệt cho món ăn nguy hiểm này.