Ca Huế trên sông Hương - Bài 3
Hướng dẫn soạn bài:
Bố cục:
- Đoạn 1 (từ đầu … lý hoài nam) : Giới thiệu sơ lược một số điệu ca Huế.
- Đoạn 2 (còn lại) : đêm ca Huế trên sông Hương.
Câu 1 (trang 103 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):
Một vài đặc điểm tiêu biểu của xứ Huế : vùng với nhiều cảnh sắc đẹp như sông Hương, chùa Thiên Mụ, … và nền văn hóa phong phú, độc đáo, đậm bản sắc dân tộc : nhã nhạc cung đình Huế, các điệu ca, điệu hò.
Câu 2 (trang 103 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2): Bài văn có nhắc đến:
a. Các làn điệu dân ca Huế:
- Chèo cạn, bài thai, hò đưa linh hồn (buồn bã).
- Hò giã gạo, ru em, giã vôi, giã điệp, bài chòi, bài tiệm, nàng vung (náo nức, nồng hậu tình người).
- Hò lơ, hò ô, xay lúa, hò nện (gần gũi dân ca Nghệ Tĩnh), hò Huế (khao khát).
- Lí con sáo, lí hoài xuân, lí hoài nam .
- Nam ai, nam bình, quả phụ, nam xuân, tương tư khúc, hành vân (buồn, bi ai).
b. Những dụng cụ âm nhạc: đàn tranh, đàn nguyệt, tì bà, nhị, đàn tam, đàn bầu, sáo, cặp sanh.
Câu 3 (trang 103 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):
Những hiểu biết thêm sau khi đọc bài văn này:
- Một số cảnh đẹp, di tích, địa danh ở Huế.
- Trang phục, con người.
- Các điệu dân ca với nguồn gốc, cái hay, cái đẹp riêng.
Câu 4 (trang 104 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):
a. Ca Huế được hình thành từ dòng ca nhạc dân gian và nhã nhạc cung đình.
b. Do nó hình thành từ hai dòng ca nhạc : dân gian (sôi nổ, tươi vui) và nhã nhạc cung đình (trang trọng, uy nghi).
c*. Nói ca Huế là một thú tao nhã vì từ nội dung đến hình thức, ca công đến nhạc công, … đều mang sự thanh cao, nhã nhặn, sang trọng, duyên dáng. Kết hợp thưởng thức trên thuyền rồng, giữa dòng sông Hương thơ mộng rất độc đáo.
Luyện tập:
Những làn điệu dân ca miền Bắc có thể kể đến: các điệu hò, điệu lí, hát ví, hát dặm, hát ru, hát đồng dao, hát xoan, quan họ Bắc Ninh….