Bướm chúa
Bướm chúa là loài động vật nhỏ với số lượng hàng triệu con trong mỗi lần di cư. Đây là loài bướm duy nhất di cư theo cả hai hướng Bắc – Nam và Nam - Bắc như các loài chim. Tuy nhiên, do vòng đời của nó ngắn nên trong quá trình di cư không có cá thể nào trong đàn bướm sống sót. Chúng đẻ trứng trên suốt hành trình di cư.
Những phân tích này đã đổi mới hiểu biết về lịch sử loài bướm di trú với bộ cánh phối hợp hai màu cam sáng và đen đặc biệt này bởi trước đó nhiều nhà khoa học cho rằng hiện tượng di trú chỉ mới xuất hiện gần đây. Những hiểu nhầm này xuất phát từ thực tế rằng hầu hết thành viên của họ bướm chúa sinh sôi bên ngoài khu vực Bắc Mỹ đều là loài nhiệt đới, không di trú chính vì thế các nhà khoa học luôn nghĩ rằng tổ tiên của chúng cũng vậy và chỉ bắt đầu di cư từ thế kỷ 19.
Nhưng kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học dựa trên việc lập di truyền phả hệ cho thấy loài bướm di cư này có nguồn gốc từ loài bướm di cư xuất hiện hơn 2 triệu năm trước. Họ cũng phát hiện ra khả năng di cư của loài bướm này có liên hệ với hình thái gien đơn quy định sự hình thành và chức năng các cơ trên cánh của chúng.Kết quả mới công bố này sẽ thu hút những dự đoán xung quanh việc khi nào thì chúng ta sẽ không còn có thể chứng kiến hiện tượng thú vị kéo dài hơn hai triệu năm này bởi hiện nay số lượng bướm đã giảm đáng kể. Năm 1996, hàng tỷ con côn trùng này đã hoàn thành chặng đường Bắc- Nam nhưng đến năm ngoái số lượng giảm chỉ còn 35 triệu con. Sự sụt giảm này được cho là hậu quả của nạn tàn phá rừng, tình trạng hạn hán và việc sử dụng thuốc trừ sâu với các cây bông tai, loại thức ăn chính đồng thời cũng là nơi mà loài bướm này đẻ trứng.
Các nhà khoa học hy vọng kết quả nghiên cứu sẽ gợi ý cách bảo tồn tập quán di cư cho loài bướm này.