Bông Hồng Cài Áo
Bài hát “Bông hồng cài áo” là một sáng tác của nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ, được tác giả phổ nhạc từ áng văn của thiền sư Thích Nhất Hạnh. Sư Thích Nhất Hạnh tên thật là Nguyễn Xuân Bảo là người vận động hòa bình cho Việt Nam, ngoài ra ông còn là nhà văn có bút danh là Nguyễn Lang. Sinh ra tại Thừa Thiên Huế, nơi được xem là cái nôi của nền phật giáo Việt Nam. Từ năm 16 tuổi ông đã xuất gia nương nhờ cửa phật. Năm 1967 khi Phạm Thế Mỹ bị chính quyền cũ bắt giam, trong thời gian đó ông vô cùng lo lắng và nhớ thương về mẹ, lần đó tình cờ ông được tiếp xúc với áng văn của thiền sư Thích Nhất Hạnh. Đây cũng chính là cảm xúc để nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ sáng tác bài hát “Bông hồng cài áo”. Sau khi ra tù ông đã cho xuất bản bài hát này dành tặng cho người mẹ thân yêu của mình. Đây là một ca khúc dào dạt cảm xúc và nổi tiếng khi viết về mẹ. Dù bài hát đã ra đời rất lâu, nhưng đến hiện tại bài hát vẫn có một sức sống mãnh liệt theo từng năm tháng.
Hình ảnh người mẹ xuất hiện qua lời bài hát vô cùng đơn sơ và giản dị tạo cho người nghe cảm giác gần gũi và thân thiện. Kết hợp với giai điệu trữ tình và giọng hát tình cảm của Diễm Thùy, ca khúc đã chiếm trọn trái tim của biết bao khán giả. Thông qua đó, bài hát cùng truyền tải thông điệp về màu sắc của bông hồng.
"Một bông hồng cho em
Một bông hồng cho anh
Và một bông hồng cho những ai
Cho những ai đang còn mẹ
Đang còn mẹ để lòng vui sướng hơn
Rủi mai này mẹ hiền có mất đi
Như đoá hoa không mặt trời
Như trẻ thơ không nụ cười
Như đời mình không lớn khôn thêm
Như bầu trời thiếu ánh sao đêm..."