Bong gân

Bong gân Bong gân là do sự giãn dây chằng quá mức và một số sợi dây có thể đã bị gãy, không còn giữ vai trò liên kết với các khớp xương lại với nhau. Bong gân khiến cho người chúng ta có cảm giác đau và quan sát bằng mắt thường có thể thấy chân bị sưng vù lên, mức độ sưng tùy vào vùng bị tác động mạnh. Bong gân thường xảy ra ở khác khớp cổ chân, khớp cổ tay, khớp ngón tay và khớp gối.


Các dấu hiệu khi bị bong gân:

  • Khi bị bong gân, ban đầu người bị sẽ cảm thấy đau nhói vùng chấn thương, dần dần chuyển sang đau ê ẩm và tê buốt vùng chấn thương.
  • Khi cố gắng vận động hoặc chạm vào vùng chấn thương sẽ có cảm giác đau nhói và không thể vận động bình thường.
  • Tiếp theo sẽ xuất hiện hiện tượng phù nề, bầm tím, tụ máu tại các khớp và cạnh khớp tại khu vực chấn thương.
    Trong trường hợp chấn thương nặng, có thể xảy ra hiện tượng tràn dịch, tràn máu vào khe khớp, khiến khớp giảm hoặc mất chức năng vận động.

Nguyên nhân gây ra bong gân thường là do vận động mạnh, va chạm mạnh, hoặc vận động sai khớp.

Hiện tượng này xảy ra khi các cầu thủ thực hiện các pha rượt đuổi đổi hướng đột ngột hoặc các pha xoay người. Lúc này, các bắp chân, dây chằng co giãn và chùng lại một cách đột ngột. Và tình trạng này kéo dài dẫn đến hiện tượng các dây chằng bị đứt hoặc rách, gây đau nhức các khớp.


Cách xử lí chấn thương bong gân:
Quy tắc khi sơ cứu bong gân được xử lý theo phương pháp R.I.C.E. Trong đó:

  • R (Rest – nghỉ ngơi): Người bị bong gân cần giới hạn hoạt động trong khoảng 24 – 48 giờ đầu tiên, có thể sử dụng nẹp hoặc nạng để hỗ trợ vận động.
  • I (Ice – chườm đá lạnh): Dùng túi nước đá chườm sau mỗi 20 phút trong 48 – 72 giờ để hạn chế sưng đau, giúp dây chằng được co lại và làm cho chấn thương mau lành hơn..
  • C (Compression – dùng băng ép): Đây là phương pháp cố định vùng chấn thương, để tránh hiện tượng xô lệch khớp, làm trầm trọng thêm chấn thương. Có thể dùng băng thun quấn ép nhẹ quanh vùng khớp chấn thương, trường hợp chấn thương quá nặng thì cần có nẹp gỗ để cố định.
  • E (Elevate – Nằm kê cao): Đối với những vùng bị bong gân, khi nằm chúng ta nên kê chúng lên một chiếc gối, để giúp lưu thông máu và giảm sưng bầm.
  • Tiến hành di chuyển người bệnh đến trung tâm y tế gần nhất để được kiểm tra một cách chính xác nhất về mức độ chấn thương và có cách điều trị thích hợp.

Cách phòng tránh:

  • Bong gân tuy là một chấn thương không quá quan trọng, nhưng nó khiến chúng ta đau và không thể vận động một cách bình thường. Do đó phòng tránh chấn thương này là một điều cần thiết.
  • Điều quan trọng nhất là các bạn cần chọn đúng trang phục, nhất là giày - nên chọn phù hợp với tình trạng cơ thể cũng như loại sân hoạt động.
  • Để tránh bong gân, trước khi vận động bạn cần khởi động thật kỹ, đặc biệt là các khớp gối, khớp cổ tay, cổ chân,…Đây là bước quan trọng nhất giúp bạn tránh những chấn thương không đáng có.
  • Đối với những bạn có tiền sử về chấn thương khớp, thì nên đeo các băng bảo hộ, hoặc quấn băng thun.
  • Trong lúc vận động các bạn cần chú ý không nên cố quá sức, luôn luôn để khớp hoạt động đúng cấu tạo của nó.
Cách băng bó khi bị bong gân
Cách băng bó khi bị bong gân
Xử lí khi bị bong gân
Xử lí khi bị bong gân

xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |