Bố cục bài phân tích tác phẩm "Đây thôn Vĩ Dạ" của Hàn Mặc Tử
I. Mở bài
Giới thiệu tác giả: Hàn Mặc Tử (1912 – 1940), quê tỉnh Quảng Bình, là nhà thơ có nhiều đóng góp lớn cho phong trào Thơ mới 1932 – 1940.
Bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ được rút ra từ tập Thơ điên. Bài thơ được gợi cảm hứng từ mối tình của Hàn Mặc Tử với một cô gái vốn quê ở Vĩ Dạ - Hoàng Thị Kim Cúc. Bài thơ là bức tranh đẹp và thơ mộng về thôn Vĩ Dạ. Thông qua bài thơ, tác giả muốn bộc lộ khát khao được sống, được yêu và được giao hòa với thiên nhiên.
II. Thân bài
1. Phân tích khổ 1:
- Câu thơ mở đầu: “Sao anh không về chơi thôn Vĩ?” vừa là lời mời mọc ân cần, tha thiết, vừa là lời trách cứ nhẹ nhàng ⇒ sự phân thân của tác giả.
- Cảnh vật và con người xứ Huế hiện lên một cách nhẹ nhàng, tinh khiết, đầy sức sống.
Nắng mới lên, hàng cau, vườn xanh như ngọc.Lá trúc che ngang mặt chữ điền.
- Nghệ thuật cách điệu hóa tạo nên hình ảnh của thôn Vĩ và con người xứ Huế thật dịu dàng, phúc hậu ⇒ cảnh đẹp, người đôn hậu.
2. Phân tích khổ 2:
Miêu tả cảnh: gió, mây, dòng nước, hoa bắp lay ⇒ cảnh vật chia lìa
Không gian mờ ảo đầy hình ảnh của trăng: bến trăng, sông trăng, thuyền chở trăng.
Tâm trạng khắc khoải, đợi chờ của nhân vật trữ tình.
3. Phân tích khổ 3:
Sự ảo mộng của cảnh và người
Câu hỏi tu từ: là lời nhân vật trữ tình vừa là để hỏi người và vừa để hỏi mình, vừa gần gũi vừa xa xăm, vừa hoài nghi vừa như giận hờn, trách móc.
Đại từ phiếm chỉ “ai”: làm tăng thêm nỗi cô đơn, trống vắng của một tâm hồn khát khao được sống, được yêu.
III. Kết bài
- Nội dung:
Bức tranh phong cảnh Vĩ Dạ êm đềm, thơ mộng
Bức tranh tâm cảnh của nhân vật trữ tình.
- Nghệ thuật:
Sử dụng nhiều biện pháp tu từ: so sánh, nhân hóa, câu hỏi tu từ,…
Hình ảnh thơ sáng tạo, độc đáo
Kết hợp giữa bút pháp thơ tả thực và lãng mạn, tượng trưng.
Bạn đọc có thể tham khảo thêm dàn ý phân tích bài thơ "Đây Thôn Vĩ Dạ" tại đây: http://www.vietnam9news.com/top-list/dan-y-phan-tich-bai-tho-day-thon-vi-da-cua-han-mac-tu-hay-nhat-52591.htm