Bọ cạp phát quang sinh học
Bọ cạp thực chất không phải là một loài động vật phát quang sinh học nhưng chúng lại có thể phát ra ánh sáng trong những điều kiện môi trường cụ thể. Chúng sở hữu một loại chất hóa học được bao phủ trên lớp ngoài của cơ thể, loại chất này có thể phát quang trong môi trường ánh sáng cực tím và hoạt động khá giống như một cơ chế phòng vệ. Về mặt hóa học, không một ai có thể chắc chắn tuyệt đối điều gì khiến bọ cạp phát sáng, nhưng chúng ta đều hiểu đó là khả năng rất đặc biệt – khi một con bọ cạp bị ngâm trong rượu, rượu sẽ phát ra huỳnh quang. Không thể tin nổi, hóa thạch bọ cạp thậm chí đã được cảm ứng để phát sáng dưới tia cực tím sau hàng trăm triệu năm.
Theo khoa học nguyên nhân khiến một con bọ cạp trở nên rực sáng nằm ở lớp vỏ bên ngoài, hay còn gọi là lớp biểu bì của bộ xương ngoài – các nhà khoa học gọi nó là lớp vỏ trong suốt. Bởi vì bọ cạp thường xuyên lột xác để phát triển, các nhà nghiên cứu đã quan sát thấy, cho đến tận khi lớp vỏ mềm bên ngoài hoàn toàn cứng lại, lớp trong suốt của chúng không còn phát ra huỳnh quang dưới tia UV nữa.
Các nhà nghiên cứu đã đưa ra hàng loạt ý tưởng khác nhau: Ánh sáng xanh từ bọ cạp có thể giúp chúng tìm được nhau trong bóng tối, bảo vệ chúng khỏi ánh sáng mặt trời, hay thậm chí là đánh lừa con mồi của chúng. Nhưng một nghiên cứu vào năm 2011 đã đề xuất rằng bọ cạp sử dụng lớp vỏ ngoài của chúng là để phát hiện ra tia UV – lí do là bởi vì chúng muốn tránh khỏi nó (xét cho cùng thì chúng chính là những thợ săn bóng đêm, một con bọ cạp sẽ luôn tìm nơi tối nhất để ra ngoài vào ban ngày, thậm chí cho dù là dưới ánh trăng).
Một nghiên cứu xa hơn đã chỉ ra rằng bọ cạp sử dụng toàn bộ cơ thể của chúng như một con mắt khổng lồ để phát hiện tia UV – nếu chúng cảm nhận được cơ thể đang dần phát sáng lên thì đó chính là lúc chúng cần phải tìm một nơi khác tối tăm hơn.