Biếng ăn
Có nhiều nguyên nhân gây chứng biếng ăn ở trẻ mà cha mẹ có thể không ngờ tới như:
- Bé biếng ăn sinh lý nhưng cha mẹ vẫn ép bé ăn nên biếng ăn sinh lý trở thành bệnh lý
- Biếng ăn do khẩu phần ăn thiếu các vi chất như kẽm khiến bé không có cảm giác ngon miệng
- Biếng ăn do cha mẹ không cho trẻ ăn thức ăn phong phú, chế biến không đúng cách khiến trẻ chán ăn
- Biếng ăn sau chủng ngừa, sốt hoặc khi trẻ đạt được các kĩ năng riêng trong hoặc sau các tuần khủng hoảng
- Biếng ăn do thời gian chuyển tiếp chế độ ăn không phù hợp như cho trẻ ăn dặm quá sớm
- Biếng ăn do các bệnh lý khác: nhiễm ký sinh trùng, siêu vi, suy dinh dưỡng, loạn khuẩn đường ruột,...
- Biếng ăn do thuốc: kháng sinh gây loạn khuẩn đường ruột, thuốc kích thích ăn ngon gây chứng biếng ăn sau khi ngưng sử dụng thuốc
- Biếng ăn bẩm sinh
Biếng ăn vô cùng nguy hiểm bởi biếng ăn làm giảm sức đề kháng ở trẻ khiến trẻ hay ốm vặt, hấp thu dưỡng chất cũng kém hơn nên dẫn tới còi xương suy dinh dưỡng, chậm phát triển trí não và thể lực,...
Hiểu được nguyên nhân gây ra chứng biếng ăn ở trẻ cũng như lường được những nguy cơ do chứng biếng ăn gây ra, cha mẹ có thể giúp bé "đánh bại" chứng biếng ăn theo những cách sau:
- Cha mẹ không nên ép bé ăn (ép ăn bao nhiêu, ăn bao lâu và ăn ở đâu)
- Cha mẹ cần thực hiện đúng kĩ thuật chế biến thức ăn cho trẻ và tuân thủ thời gian chuyển tiếp chế độ ăn ở trẻ
- Cha mẹ không nên vội vã cho trẻ sử dụng các thuốc kích thích ăn ngon kẻo gây tác dụng ngược, đặc biệt giai đoạn trẻ biếng ăn sinh lý
- Khi trẻ biếng ăn do không hấp thu đủ các vi chất cần thiết cần bổ sung các vi chất này cho trẻ
- Biếng ăn do thuốc: Sử dụng các men vi sinh cấy lại vi khuẩn đường ruột hoặc cho trẻ ăn sữa chua; tránh sử dụng thuốc bổ khi không có toa của bác sĩ; tránh sử dụng thuốc kích thích ăn.
- Khi trẻ biếng ăn bẩm sinh (không đòi ăn mà chỉ mải ngủ, mải chơi) cha mẹ cần chủ động cho bé ăn