Biển Sữa
Một hiện tượng phát quang sinh học còn lạ và hiếm gặp hơn nữa là 'biển sữa', nơi mặt nước phát sáng liên tục trải dài ra vô tận. Biển sữa là thuật ngữ chuyên ngành để nói về hiện tượng nước biển biến đổi màu sắc trắng đục, phát sáng. Từ câu chuyện của một lái buôn người Anh năm 1995. Các nhà khoa học hiện đại Steve Haddock tại Viện Nghiên cứu Monterey Bay Aquarium bắt đầu nghiên cứu từ năm 2005 và đưa ra giả thiết rằng vi khuẩn phát sáng hoặc loài tảo phát quang đã tạo nên hiện tượng này. Các vi khuẩn tập hợp hàng nghìn tỷ tế bào phát sáng để thu hút cá, từ đó chúng có thể chui qua mang và sống kí sinh trong cơ thể cá.
Ở phía tây bắc của Ấn Độ Dương, ngay sát gần bờ biển Somalia, người ta hay bắt gặp một vùng biển thường phát sáng vào ban đêm, nó có màu trắng sữa lung linh và thu hút. Vùng biển này có chiều dài hơn 250km, rộng khoảng 50 - 70km và có tên là Biển Sữa. Thực tế là các vệ tinh nhân tạo đã chụp được nhiều bức ảnh về hiện tượng Biển Sữa phát sáng trong đêm này.