Bị đái tháo đường thai kỳ nên ăn gì và kiêng gì?
Chế độ ăn này phải đáp ứng được hai yêu cầu: duy trì lượng đường trong máu ở giới hạn an toàn, nhưng vẫn cung cấp đủ calo và chất dinh dưỡng cho sự phát triển của thai nhi.
Bên cạnh đó, bạn nên duy trì cân nặng hợp lý, tránh tăng cân quá mức trong thai kỳ bằng cách dung nạp lượng calo vừa đủ, từ 2.200 – 2.500/ngày nếu có cân nặng trung bình. Nếu bạn thừa cân, con số này sẽ giảm xuống khoảng 1.800 calo/ngày.
Bên cạnh đó, chuyên gia dinh dưỡng sẽ hướng dẫn bạn cách cân bằng chế độ ăn. Cụ thể:
- 10 – 20% lượng calo đến từ các nguồn protein (động vật và thực vật)
- Ít hơn 30% lượng calo đến từ chất béo chưa bão hòa
- Ít hơn 10% calo đến từ chất béo bão hòa
- 40% calo còn lại đến từ carbohydrate
Các mẹ cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý để duy trì lượng đường huyết hấp thụ vào cơ thể:
- Ăn sáng đầy đủ: Có thể thử bắt đầu ngày mới với ngũ cốc nguyên hạt, một quả trứng luộc và một hộp sữa chua.
- Uống từ 6 - 8 ly nước trong ngày.
- Ăn ít tinh bột, đường bởi nhóm thức ăn này có chứa nhiều carbonhydrate sẽ làm đường máu tăng nhanh.
- Mẹ bầu có thể ăn thoải mái các loại rau củ không tinh bột như rau diếp, rau cải, cần tây, súp lơ xanh, cà rốt,...
- Thực phẩm giàu protein như thịt lợn, gà, bò, trứng, đậu và các sản phẩm được chế biến từ sữa.
- Ăn thực phẩm có nhiều chất xơ như ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau xanh, đậu bắp,...
Thai phụ bị đái tháo đường thai kỳ kiêng ăn gì?
- Hạn chế ăn các loại thực phẩm chứa nhiều carbonhydrate đơn có trong thức ăn như bánh mì, bánh ngọt, cơm trắng, xôi, nước ngọt, kẹo,...
- Không nên ăn các thực phấm chứa chất béo bão hòa: Sử dụng các loại chất béo có nguồn gốc từ thực vật như dầu oliu, dầu hướng dương, các loại hạt,...
- Tránh ăn loại có chứa nhiều chất béo bão hòa như: Xúc xích, thịt xông khói.