Bệnh tay chân miệng
Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm được lây từ người sang người dẫn đến dịch tay chân miệng do virus đường ruột gây ra. Biểu hiện đặc trưng của bệnh đó là khiến vùng da bị tổn thương, vùng niêm mạc tồn tại dưới dạng phỏng nước tập trung chủ yếu tại miệng, lòng bàn tay, bàn chân. Đường lây nhiễm chính của tay chân miệng qua hệ tiêu hóa từ tuyến nước bọt hay phân của trẻ nhiễm bệnh. Vì vậy, những nơi có nguy cơ lây nhiễm cao và phát triển thành ổ dịch như là mẫu giáo, nhà trẻ...
Nguyên nhân:
- Bệnh tay chân miệng ở trẻ em là bệnh truyền nhiễm do virus đường ruột gây nên, lây chủ yếu theo đường tiêu hóa, từ người sang người.
- Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, nhiều nhất là ở nhóm trẻ dưới 3 tuổi.
Triệu chứng:
- Giai đoạn ủ bệnh (từ 3-7 ngày): trẻ thường không có triệu chứng gì.
- Giai đoạn khởi phát (từ 1-2 ngày): với các triệu chứng như sốt nhẹ, mệt mỏi, đau họng, biếng ăn, tiêu chảy vài lần trong ngày.
- Giai đoạn bệnh toàn phát (từ 3-10 ngày): trẻ bị loét miệng mà vết loét phát triển đến đường kính 2-3 mm ở niêm mạc miệng, lợi, lưỡi. Các vết phát ban lan rộng và để lại vết thâm. Trẻ bị sốt nhẹ, nôn ói và có nguy cơ biến chứng thần kinh, tim mạch, hô hấp. Trẻ sẽ tự khỏi sau 3 đến 5 ngày nếu là bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ do vi-rút coxsackievirus A16.
Cách phòng tránh:
- Thường xuyên tắm cho trẻ và vệ sinh thân thể cho trẻ.
- Thường xuyên vệ sinh các món đồ chơi, vật dụng của trẻ và những nơi mà trẻ tiếp xúc, vui chơi.
- Vệ sinh tay chân trước khi chơi cùng con.
- Cho trẻ ăn uống hợp vệ sinh, tránh ăn thức ăn kém vệ sinh và không rõ nguồn gốc. Không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay với những người khác.
- Xử lý chất thải của trẻ đúng nơi, hợp vệ sinh.