Bệnh lở mồm long móng
Triệu chứng:
- Thời gian bệnh 2 – 4 ngày, có thể đến 21 ngày, triệu chứng, lợn chảy nước dãi, sốt cao liên tục, xuất hiện những mụn nước ở vùng chân, các mụn này phát triển thành mảng lớn, vỡ ra. Lợn bị bệnh hay nằm, chán ăn.
Phòng bệnh:
- Tăng cường tuyên truyền để mọi người hiểu biết về triệu chứng, tác hại và cách phòng bệnh. Giữ gìn chuồng trại luôn khô ráo, định kỳ phun sát trùng.
- Thức ăn, nước uống dùng cho lợn phải đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh thú y.
- Thực hiện các quy định phòng chống bệnh lở mồm long móng đúng theo Pháp lệnh Thú y.
- Tiêm phòng vắc-xin lợn lần 1 từ 2 tuần tuổi trở lên, sau 28 ngày tiêm nhắc lại lần 2, rồi theo chu kỳ cứ 6 tháng tiêm nhắc lại 1 lần.
Chống dịch lở mồm long móng:
- Người chăn nuôi phải thường xuyên quan sát đàn vật nuôi, khi thấy gia súc có hiện tượng lạ như sốt, bỏ ăn, chảy nước dãi, có bọt có mụn nước ở vùng miệng và quanh móng chân phải tiến hành cách ly ngay.
- Báo ngay cho thú y và chính quyền địa phương để được hướng dẫn các biện pháp xử lý thích hợp.
- Phải tiêm phòng vắc-xin xung quanh ổ dịch, người tiêm phòng phải có trách nhiệm thực hiện an toàn sinh học không làm lây lan dịch.
- Bệnh hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, nên bà con chỉ có thể cho con vật ăn thức ăn mềm dễ tiêu, tăng cường chăm sóc nuôi dưỡng, bổ sung vitamin, vệ sinh môi trường, luôn giữ nền chuồng khô ráo.
- Xử lý các vết lở loét bằng cách rửa các loại thuốc sát trùng vào vết thương bị loét.
- Theo quy định hiện hành, bắt buộc phải tiêu hủy những ổ dịch thì sẽ được Nhà nước hỗ trợ kinh phí khoảng 70% giá trị của gia súc.