Bắt đầu bài giảng với một trò chơi

Để tạo hứng thú cho học sinh xuyên suốt trong một buổi học thì cách vào bài có lôi cuốn, hấp dẫn là điều vô cùng cần thiết. Thay vì vào bài trực tiếp thì các thầy cô hãy bắt đầu với một vấn đề mà có thể thu hút học sinh tham gia và đó cũng là cách hiệu quả nhất để học sinh nhanh chóng vào bài. Ví dụ, chuẩn bị một trò chơi liên quan đến bài giảng, một trò chơi khởi động hay đó là trò chơi giúp học sinh ôn lại bài cũ để làm học sinh thấy hứng thú ngay từ đầu.


Một số trò chơi khởi động đầu tiết học có thể kể đến như:


  • Trò chơi 1: Gió thổi (trái, phải, trước, sau)


Cách chơi: Quản trò giao việc: Em/bạn hãy tưởng tượng mình là một cái cây. Tất cả đứng giang tay ra để tạo hàng cây. Gió thổi bên nào các em/bạn nghiêng về bên đó.
Cả lớp đứng rồi dang tay sang hai bên.
Quản trò:(Hô) Gió thổi, gió thổi.
Cả lớp: Về đâu, về đâu?
Quản trò: Bên trái, bên trái.
Cả lớp: Nghiêng người sang bên trái.
Quản trò: Gió thổi, gió thổi.
Cả lớp: Về đâu, về đâu?
Quản trò: Bên phải, bên phải.
Cả lớp: Nghiêng người sang bên phải.
Quản trò hô rồi làm tiếp với các vị trí: trước, sau.
Lưu ý:
Quản trò lặp lại các vị trí cần luyện tập nhiều lần và tăng tố độ nói để học sinh luyện phản xạ nhanh


  • Trò chơi 2: Ai làm đúng?


Mục đích: Rèn luyện khả năng tập trung tư tưởng, tinh thần tập thể, phản xạ nhanh nhạy cho các em.
Cách chơi:
Quản trò quy định một nhóm đóng giả gà con. Nhóm khác đóng giả gà mái, nhóm khác nữa đóng giả gà trống. Khi được đọc đến tên mình cùng động tác chỉ huy tay của quản trò, lập tức nhóm phải phát ra tiếng kêu của gà. Ví dụ: Gà con kêu chíp chíp…Gà mái kêu cục ..tác…Gà trống kêu ò…ó…o…
Quản trò chỉ tay vào nhóm nào mà nhóm đó không đọc được hoặc đọc chậm, đọc sai quy định thì phạm luật.
Chú ý:
Để xem nhóm nào phản xạ tốt nhất, quản trò vừa làm động tác chỉ vào nhóm đó nhưng lại gọi trên nhóm khác, các em sẽ dễ bị nhầm. Ai làm sai sẽ bị phạt.


  • Trò chơi 3: “Trời mưa, trời mưa”


Cách chơi:

Quản trò: (hô): Trời mưa, trời mưa
Cả lớp: Che ô, đội mũ (hai tay vòng lên phía trên đầu)
Quản trò: Mưa nhỏ
Cả lớp: Tí tách, tí tách (Vỗ nhẹ hai tay vào nhau)
Quản trò: Trời chuyển mưa rào
Cả lớp: Lộp độp, lộp độp (Vỗ tay to hơn)
Quản trò: Sấm nổ
Cả lớp: Đì đoàng, đì đoàng (nắm bàn tay phải, giờ lên cao hai lần)

Quản trò:
Đã 9 giờ tối
Cả lớp: Đi ngủ, đi ngủ (Hai tay úp vào nhau, đưa lên sát má, nghiêng đầu)
Quản trò: Trời đã sáng tỏ
Cả lớp: Gà gáy ò ó o (làm động tác gà gáy)
Quản trò: Rủ nhau tới trường
Cả lớp: Ngồi vào ngay ngắn (Ngồi xuống, vòng tay lên bàn)


Một số trờ chơi ôn bài cũ có thể kể đến như:


  • Trò chơi Ong đi tìm nhụy (trò chơi ôn bài cũ môn toán)

Mục đích: Rèn tính tập thể cho học sinh. Giúp cho học sinh thuộc các bảng nhân, chia một cách dễ dàng.
Chuẩn bị:

  • 2 bông hoa 5 cánh, mỗi bông một màu, trên mỗi cánh hoa ghi các số (kết quả của phép chia hoặc phép nhân mà giáo viên đã chuẩn bị sẵn), mặt sau gắn nam châm.
  • 10 chú Ong trên mình ghi các phép tính, mặt sau có gắn nam châm.

Cách chơi:

  • Giáo viên chọn 2 đội, mỗi đội gồm 4 em.
  • Giáo viên chia bảng làm 2 phần, gắn mỗi bên bảng một bông hoa và 5 chú Ong, ở bên dưới không theo trật tự.
  • Sau đó, giáo viên hãy giải thích luật chơi cho các em hiểu rằng: cô có 2 bông hoa trên những cánh hoa là các kết quả của phép tính, còn những chú Ong thì chở các phép tính đi tìm kết quả của mình. Và nhiệm vụ của các học sinh là giúp các chú ong tìm đúng kết quả của phép tính.
  • 2 đội xếp thành hàng và sau khi nghe hiệu lệnh "bắt đầu" thì lần lượt từng bạn lên nối các phép tính với các số thích hợp. Bạn thứ nhất nối xong phép tính đầu tiên, trao phấn cho bạn thứ 2 lên nối, cứ làm tiếp tục như vậy cho đến khi nối hết các phép tính. Trong vòng 1 phút, đội nào nối đúng và nhanh hơn thì sẽ là đội chiến thắng.

Lưu ý: Sau khi chơi xong, giáo viên chấm và hỏi thêm một số câu hỏi sau để khắc sâu bài học.


  • Trò chơi: Nghe đọc đoạn đoán tên bài (trò chơi ôn bài cũ trong môn tiếng Việt)

Mục đích:

  • Rèn kĩ năng đọc đúng, rõ ràng một đoạn văn trong bài đã học
  • Luyện kĩ năng nghe hiểu và nhớ tên các bài tập đọc đã học.

Chuẩn bị: Giáo viên yêu cầu học sinh ôn lại các bài tập đọc đã học ở môn Tiếng Việt nhằm phục vụ cho các tiết ôn tập. Cách tiến hành:

  • Giáo viên sắp xếp học sinh và chia thành 2 nhóm tham gia chơi, ngồi đối diện nhau, cử nhóm trưởng điều hành chung cả nhóm, bốc thăm để chọn nhóm đọc trước.
  • Nhóm bốc được chọn đọc trước được mở sách giáo khoa để chọn đoạn đọc (trong một số bài tập đọc đã nêu ra), nhóm còn lại nghe để đoán tên bài tập đọc đã học. Sau khi đã đoán xong thì nhóm 2 lại thực hiện đọc đoạn văn đã chọn và nhóm 1 lại đoán tên bài tập đọc đã học, mỗi nhóm được thực hiện 3 lần đoán tên bài và đọc.
  • 2 nhóm tham gia chơi đều được tính điểm để so sánh khi trò chơi kết thúc, giáo viên sẽ chọn nhóm nào được nhiều điểm hơn nhóm đó sẽ thắng cuộc.

Lưu ý: khi đoán tên bài cả hai nhóm đều không được mở SGK, nhóm 2 có thể lấy nội dung của bài tập đọc mà nhóm 1 đọc nhưng cần chọn đoạn văn khác trong bài, đoạn văn nên ngắn gọn không quá dài.


Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |