Bánh Dày
Bánh dày – món bánh cổ truyền và hoạt động giã bánh dày không thể thiếu trong các dịp lễ, hội hay dịp tết đến xuân về của đồng bào dân tộc Mông ở miền núi phía bắc. Theo quan niệm xưa bánh dày của người Mông không chỉ là biểu tượng cho tình yêu, sự thủy chung son sắt của trai gái người Mông. Mà còn là thứ bánh tượng trưng cho mặt trăng và mặt trời. Là nguồn gốc sinh ra con người và vạn vật trên mặt đất. Theo tiếng Mông bánh dày được gọi là “Pé- Plẩu”.
Bánh dày được làm rất công phu, nguyên liệu chính là gạo nếp thơm được hấp thành xôi. Vừng rang sẵn và mấy lòng đỏ trứng gà đã được luộc chín. Để xoa tay và xoa các dụng cụ để nặn bánh để không bị dính. Bánh ngon hơn khi ăn nóng hổi mới làm xong. Để thưởng thức trọn vẹn mùi hương thơm đậm đặc vị xôi quê, thơm ngon riêng biệt của miền sơn cước. Có thể rán hay nướng lên để ăn. Tuyệt vời hơn khi chấm với mía đường hoặc mật ong.
Với bánh dày, rất nhiều dân tộc khác cũng có. Nhưng cách làm và hương vị của nó sẽ không bao giờ giống như của người Mông. Để lý giải được điều đó cũng khó. Bạn hãy đến với miền núi tây bắc để một lần được thưởng thức món quà của thiên nhiên. Và trực tiếp quan sát cách làm đầy nghệ thuật của những con người hiếu khách nơi xứ Mù.