Bài văn thuyết minh về trò chơi kéo co số 2

Từ cuối năm 2013, Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch Việt nam đã quyết định xây dựng hồ sơ đề cử “Nghi lễ và trò chơi kéo co truyền thống” trình lên UNESCO công nhận danh hiệu Di sản phi vật thể của nhân loại. Đây cũng là lần đầu tiên Việt Nam phối hợp các nước để làm một hồ sơ di sản theo hình thức đa quốc gia. Đến nay, hồ sơ này được chuyển lên UNESCO để chờ đợt xét duyệt kết quả chính thức vào cuối năm 2015.


Kéo co là một trong những trò chơi dân gian có từ lâu đời và thường được tổ chức trong các lễ hội cầu mùa vào đầu mùa xuân, mong cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng tốt tươi, cuộc sống hạnh phúc, sinh sôi, nảy nở. Trong những lễ hội ấy, trò kéo co thường có trong phần hội, thể hiện sức mạnh đoàn kết của cư dân nông nghiệp. Giáo sư Ngô Đức Thịnh, thành viên Hội đồng Di sản văn hoá quốc gia, cho biết: “Đây không đơn thuần là một trò chơi thuần tuý, mà còn là cuộc tranh tài có tính chất tâm linh. Cuộc thi tìm bên thắng cuộc, sau đó họ còn được vào trong Đình, Đền để cúng thần linh và họ tin rằng ngoài phần thưởng, vinh dự thì còn có niềm tin tâm linh, họ tin rằng cả Giáp (cả thôn) trong làng của họ, cá nhân họ được thần linh che chở, cho nên trò chơi dân gian trong lễ hội, ngoài việc thoả mãn nhu cầu vui chơi giải trí, còn mang ý nghĩa phong tục, tâm linh không thể thiếu được”.


Lễ hội làng Hữu Chất, xã Hoà Long nay thuộc thành phố Bắc Ninh cũng giống như nhiều làng quê Việt nam. Thế nhưng, nét khác biệt đó là trò kéo co ở Hữu Chấp từ lâu được nâng lên thành nghi thức chính của lễ hội làng. Theo truyền thuyết của làng, trước đây để xây dựng phải có những người khoẻ mạnh kéo gỗ lim dựng đình, dựng nhà. Có lẽ bởi thế, tích kéo bè gỗ lim luôn được nhắc đến trong các nghi lễ, rồi ước lệ thành trò kéo co trong lễ hội làng. Lễ hội kéo co ở làng Hữu Chất hàng năm diễn ra vào ngày mùng 4 Tết âm lịch và đã tồn tại gần 400 năm nay.


Nghi lễ được tổ chức rất trang trọng với lễ rước kiệu, tế lễ ôn lại lịch sử truyền thống xây dựng làng. Tuy nhiên theo ông Nguyễn Văn Chuẩn, Chi hội trưởng Hội người cao tuổi trong làng, trò kéo co trong ngày hội vẫn là màn hấp dẫn, độc đáo nhất: “ Trước đây trò kéo co thường kéo bằng dây Tam Cố, nhưng riêng làng Hữu Chất xuất phát từ tích kéo bè gỗ lim, nên kéo co bằng 2 cây tre kết nối với nhau, hai bên có hai đòn gánh dùng để kéo thể hiện cho sức lực, sức khoẻ của trai tráng trong làng. Chính vì vậy có khi phải mất hàng tháng chuẩn bị cho Nghi lễ kéo co, người ta phải đi xem tre, chọn cây tre, chọn ngày đem tre về. Gia đình nào có cây tre được chọn cho lễ hội là niềm vinh dự và những chàng trai được chọn kéo co là niềm vinh hạnh cho cả gia đình, dòng họ”.


Theo truyền thống, 70 trai đinh trong làng được chia làm hai phe bên Đông và phe bên Tây, mỗi phe 35 người. Theo hiệu lệnh, hai bên phải kéo 3 keo và thắng 2 keo mới là thắng cuộc. Tuy nhiên, kết thúc lễ hội, thế nào thì phe Đông cũng phải thắng, vì theo phong tục, nếu phe Đông thắng thì năm ấy làng mới được mùa. Bởi vậy trong keo cuối cùng, người xem hội tìm cách xông vào giúp phe bên Đông thắng cuộc và lễ hội luôn kết thúc trong bầu không khí vui vẻ.


Từ cuối năm 2013, Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch Việt nam đã quyết định xây dựng hồ sơ đề cử “Nghi lễ và trò chơi kéo co truyền thống” trình lên UNESCO công nhận danh hiệu Di sản phi vật thể của nhân loại. Đây cũng là lần đầu tiên Việt Nam phối hợp các nước để làm một hồ sơ di sản theo hình thức đa quốc gia. Đến nay, hồ sơ này được chuyển lên UNESCO để chờ đợt xét duyệt kết quả chính thức vào cuối năm 2015.


Kéo co là một trong những trò chơi dân gian có từ lâu đời và thường được tổ chức trong các lễ hội cầu mùa vào đầu mùa xuân, mong cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng tốt tươi, cuộc sống hạnh phúc, sinh sôi, nảy nở. Trong những lễ hội ấy, trò kéo co thường có trong phần hội, thể hiện sức mạnh đoàn kết của cư dân nông nghiệp. Giáo sư Ngô Đức Thịnh, thành viên Hội đồng Di sản văn hoá quốc gia, cho biết: “Đây không đơn thuần là một trò chơi thuần tuý, mà còn là cuộc tranh tài có tính chất tâm linh. Cuộc thi tìm bên thắng cuộc, sau đó họ còn được vào trong Đình, Đền để cúng thần linh và họ tin rằng ngoài phần thưởng, vinh dự thì còn có niềm tin tâm linh, họ tin rằng cả Giáp (cả thôn) trong làng của họ, cá nhân họ được thần linh che chở, cho nên trò chơi dân gian trong lễ hội, ngoài việc thoả mãn nhu cầu vui chơi giải trí, còn mang ý nghĩa phong tục, tâm linh không thể thiếu được”.


Lễ hội làng Hữu Chất, xã Hoà Long nay thuộc thành phố Bắc Ninh cũng giống như nhiều làng quê Việt nam. Thế nhưng, nét khác biệt đó là trò kéo co ở Hữu Chấp từ lâu được nâng lên thành nghi thức chính của lễ hội làng. Theo truyền thuyết của làng, trước đây để xây dựng phải có những người khoẻ mạnh kéo gỗ lim dựng đình, dựng nhà. Có lẽ bởi thế, tích kéo bè gỗ lim luôn được nhắc đến trong các nghi lễ, rồi ước lệ thành trò kéo co trong lễ hội làng. Lễ hội kéo co ở làng Hữu Chất hàng năm diễn ra vào ngày mùng 4 Tết âm lịch và đã tồn tại gần 400 năm nay. Nghi lễ được tổ chức rất trang trọng với lễ rước kiệu, tế lễ ôn lại lịch sử truyền thống xây dựng làng.


Tuy nhiên theo ông Nguyễn Văn Chuẩn, Chi hội trưởng Hội người cao tuổi trong làng, trò kéo co trong ngày hội vẫn là màn hấp dẫn, độc đáo nhất: “ Trước đây trò kéo co thường kéo bằng dây Tam Cố, nhưng riêng làng Hữu Chất xuất phát từ tích kéo bè gỗ lim, nên kéo co bằng 2 cây tre kết nối với nhau, hai bên có hai đòn gánh dùng để kéo thể hiện cho sức lực, sức khoẻ của trai tráng trong làng. Chính vì vậy có khi phải mất hàng tháng chuẩn bị cho Nghi lễ kéo co, người ta phải đi xem tre, chọn cây tre, chọn ngày đem tre về. Gia đình nào có cây tre được chọn cho lễ hội là niềm vinh dự và những chàng trai được chọn kéo co là niềm vinh hạnh cho cả gia đình, dòng họ”.


Theo truyền thống, 70 trai đinh trong làng được chia làm hai phe bên Đông và phe bên Tây, mỗi phe 35 người. Theo hiệu lệnh, hai bên phải kéo 3 keo và thắng 2 keo mới là thắng cuộc. Tuy nhiên, kết thúc lễ hội, thế nào thì phe Đông cũng phải thắng, vì theo phong tục, nếu phe Đông thắng thì năm ấy làng mới được mùa. Bởi vậy trong keo cuối cùng, người xem hội tìm cách xông vào giúp phe bên Đông thắng cuộc và lễ hội luôn kết thúc trong bầu không khí vui vẻ.


Không chỉ có dân tộc Kinh, mà ở nhiều dân tộc ít người khác ở Việt nam như dân tộc: Thái, Tày, Nùng, Giáy…cũng có tục trò kéo co dân gian với nhiều hình thức đa dạng như kéo co bằng thừng, dây chão, kéo bằng gậy gỗ, kéo co bằng cách dang tay kéo người trực tiếp…Tục kéo co ở mỗi nơi có những lối chơi khác nhau, nhưng đều thể hiện sức mạnh, tinh thần đoàn kết, gắn kết tập thể. Nhạc sỹ Thao Giang, người dành nhiều năm nghiên cứu văn hoá, nghệ thuật dân gian, nhận xét: “Trò chơi kéo co không phải các nước không có, nhưng cách chơi của người Việt từ xưa qua hình tượng các bức tranh cho đến ngày nay vẫn thấy toát lên bản sắc của người Việt đó là: rèn luyện sức khỏe, nhưng không bạo lực, không đặt nặng tính ăn thua, tranh chấp, mà trò chơi luôn thể hiện niềm vui”.


Trong xã hội hiện đại, trò kéo co vẫn là trò chơi phổ biến trong xã hội, nhất là đối với học sinh, sinh viên, người lao động… Việc trình UNESCO công nhận Nghi lễ và trò kéo co là di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại sẽ là cơ hội để Việt nam tăng cường phổ biến, nhân lên niềm đam mê, yêu thích trò chơi kéo co dân gian, một di sản văn hoá truyền thống.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |