Bài văn thuyết minh về tác giả Trương Hán Siêu và bài "Phú sông Bạch Đằng" số 10

Văn học thời Lý – Trần, ngoài áng thiên cổ hùng văn “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi, hay “Hịch tướng sĩ” của Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn, thì không thể không kể đến bài phú nổi tiếng “Phú sông Bạch Đằng” của Trương Hán Siêu.


Trương Hán Siêu, tự là Thăng Phủ, hiệu Đôn Tẩu, sinh năm nào không rõ, chỉ biết ông mất năm 1354. Quê ông ở thôn Phúc Am, huyện Yên Ninh, lộ Trường Yên (nay thuộc thị xã Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình). Ông xuất thân là môn kjasch của Trần Hưng Đạo, từng lập công trong hai cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên lần thứ hai (1285) và lần thứ ba (1288), nên được tiến cử lên triều đình. Đời làm quan của ông trải qua bốn đời vua Trần: Anh Tông (1293-1314), Minh Tông (1314-1329), Hiến Tông (1329-1341), Dụ Tông (1341-1369), thăng chức cao nhất đến Tham trị chính sự và từng làm quan ở vùng Lạng Giang (Bắc Giang) và Châu Hóa (Thừa Thiên – Huế). Đương thời, Trương Hán Siêu là một học giả uyên bác và là người đầu tiên lên tiếng phê phán đạo Phật, mở đường cho Nho giáo tiến lên.


Năm 1353, ông lãnh chiếu chỉ ra trấn nhậm Hoá Châu (Huế), sai người xây thành đắp luỹ, lập kế chống quân Chiêm. Năm 1354, ông cáo bệnh xin nghỉ nhưng trên đường về Bắc chưa kịp đến nhà thì mất, sau được truy tặng Thái phó và cho phối thờ ở Văn Miếu, Thăng Long.Sau khi mất, Trương Hán Siêu được truy tặng chức Thái phó và được đưa vào thờ tại Văn Miếu ngang với Chu Văn An và các bậc hiền triết xưa. Trương Hán Siêu sáng tác khá nhiều, gồm nhiều loại như hình luật, phú, thơ ca, văn xuôi, tất cả đều được viết bằng chữ Hán. Ông còn để lại bốn bài thơ và ba bài văn "Dục Thuý sơn khắc thạch","Linh Tế Tháp ký","Khai Nghiêm tự bi","Bạch Đằng giang phú",…đều là những tác phẩm nổi tiếng. Trong số đó, “Bạch Đằng giang phú” là bài phú nổi trội nhất của ông và cũng là bài phú nổi tiếng nhất trong số các bài phú chữ Hán thời Trần còn lại đến ngày nay. Bài phú tổng cộng gồm 32 liên và hai bài ca, nói về vẻ đẹp hùng vĩ vùng cửa sông Bạch Đằng và gợi lại các chiến công chống xâm lược từng gắn với địa danh này.


Bài “Phú sông Bạch Đằng” chưa rõ được viết năm nào, có thể vào khoảng 50 năm sau cuộc kháng chiến chống giặc Mông - Nguyên thắng lợi. Bài phú viết về sông Bạch Đằng, một con sông ghi dấu nhiều chiến công hiển hách trong sự nghiệp chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta, từ thời Ngô Quyền đánh thắng quân Nam Hán đến nhà Trần chiến thắng Mông – Nguyên, đều là những đạo quân xâm lược hùng mạnh của phương Bắc. Mặc dù được viết theo lối phú cổ thể, có vần nhưng câu văn tương đối tự do, không bị gò bó vào niêm luật. Bài phú là cảm xúc hoài niệm của tác giả về những chiến thắng lẫy lừng của quân dân nhà Trần trên sông Bạch Đằng vào thời điểm nhà Trần đang suy thoái. Tác phẩm vừa chứa chan niềm tự hào, vừa đọng nỗi đau, vừa thể hiện triết lí về sự đổi thay, biến thiên và xoay vần của tạo hoá. Bài phú chia làm hai phần : phần độc thoại với khách và phần đối thoại giữa khách với các bô lão bên sông.


Kết cấu bài phú hình thành hai tuyến nhân vật. Nhân vật khách, cũng là sự phân thân của tác giả và nhân vật tập thể : các bô lão địa phương. Xuất hiện với tư cách là đối tượng tâm tình, nhân vật các bô lão có thể là thực – đó là những người tác giả gặp trên đường thoả chí tiêu dao, thậm chí, họ có thể là những người trước đây đã làm nên chiến công trên dòng sông lịch sử ấy, song cũng có thể họ chỉ là những nhân vật hư cấu. Hư cấu nhân vật, hư cấu ra cuộc đối thoại là cách để tác giả gián tiếp bày tỏ những suy ngẫm của mình về đất nước, về nhân dân, về dòng sông lịch sử. Chiến thắng Bạch Đằng giang được diễn tả như một bài thơ tự sự đậm chất anh hùng ca. Tiếng trống trận, tiếng gươm khua như hoà vào cảm hứng tự hào, kiêu hãnh để rồi lắng lại trong suy ngẫm: “Trời đất cho nơi hiểm trở” “Nhân tài giữ cuộc điện an”


“Đến sông đây chừ hổ mặt
Nhớ người xưa, chừ lệ chan”


Lời ca của các bô lão là lời khẳng định sự tồn tại vĩnh hằng của dòng sông lịch sử và những chiến cồng hiển hách ở đây đồng thời cũng khẳng định sự tồn tại vĩnh hằng của chân lí: bất nghĩa tất yếu sẽ tiêu vong, chỉ có anh hùng là lưu danh thiên cổ. Lời ca của “Khách” (theo lối liên ngâm) cũng tiếp nối niềm tự hào ấy đồng thời thể hiện quan niệm vững chắc vào vai trò của con người trong việc “giữ cuộc điện an”. Đây là quan niệm tiến bộ và hết sức nhân văn. Về giá trị nội dung: “Phú Sông Bạch Đằng” đã thể hiện niềm tự hào dân tộc, lòng yêu nước trước những chiến công trên sông Bạch Đằng đồng thời ca ngợi truyền thống anh hùng bất khuất, truyền thống đạo lí nhân nghĩa của dân tộc Việt Nam. Tác phẩm cũng chứa đựng tư tưởng nhân văn cao đẹp qua việc để cao vai trog, vị trí con người trong lịch sử. Về nghệ thuật, bài phú sử dụng những chi tiết mang hình ảnh điển tích chọn lọc, hoài cổ kết hợp với thủ pháp liên ngâm,hình thức đối đáp, đặc biệt là sự sáng tạo hình tượng nhân vật “khách” và nhân vật “các bô lão”, một nhân vật đại diện cho hiện tại và một nhân vật là chứng nhân lịch sử, đồng thời trong mỗi nhân vật đều có sự phân thân của cái tôi tác giả, một cái tôi tráng sĩ có tâm hồn nhạy cảm và tấm lòng ưu ái đối với lịch sử, với đất nước. Đồng thời đây còn là đỉnh cao nghệ thuật của thể phú trong văn học trung đại Việt Nam.


Nền văn học dán tộc đã rất tự nhiên mà hình thành dòng thơ vần Bach Đằng. Với “Bài phú sông Bạch Đằng”, Trương Hán Siêu đã đóng một “trụ đồng” sáng chói trên dòng thi ca bất tận ấy để con cháu muôn đời còn ngưỡng vọng.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |