Bài văn thuyết minh về di tích lịch sử Đền Hùng số 6

Khu Di tích lịch sử Đền Hùng thuộc thôn Cổ Tích, xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ; là nơi thờ các vua Hùng có công dựng nước, Tổ Tiên của dân tộc Việt Nam. Ngày xa xưa vùng đất này là khu vực trung tâm của nước Văn Lang, nằm giữa hai dòng sông giống như hai dãy hào thiên nhiên khổng lồ bao bọc lấy cố đô xưa của các vua Hùng.


Núi Hùng trông xa giống như đầu của một con rồng lớn hướng về Nam, mình rồng uốn lượn thành núi Trọc, núi Vặn, núi Pheo. Phía sau núi Hùng có những quả đồi lớn san sát nối liền dài tới 10km giống như đàn voi chầu về Đất Tổ, phía trước là ngã ba Bạch Hạc với sự hợp lưu của ba dòng sông lớn nhất miền Bắc: sông Hồng, sông Lô, sông Đà tạo ra một vùng nước lớn mênh mông, từ đó có những quả đồi thấp lô nhô giống như một đàn rùa nước bò lên chầu về Nghĩa Lĩnh. Phía Đông xa mờ là dãy Tam Đảo trùng điệp (núi mẹ), xa về phía nam là dãy Ba Vì cao ngất (núi cha) tụ lại.


Sát núi Hùng còn có những quả đồi như phượng cặp như (Tiên Kiên), hổ phục (Khang Phụ – Chu Hoá). Cảnh thế ngoạn mục hùng vĩ, đất đầy khí thiêng của sơn thuỷ tụ hội. Đứng trên đỉnh cao Nghĩa Lĩnh ta có thể bao quát toàn bộ một vùng rộng lớn với cảnh đẹp của sơn thuỷ hữu tình. Tương truyền vua Hùng đã đi khắp mọi miền, về đây chọn làm đất đóng đô. Quần thể Khu di tích lịch sử đền Hùng gồm đền Hạ và chùa Thiên Quang, đền Trung, đền Thượng và Lăng Vua Hùng, đền Giếng, đền Tổ Mẫu u Cơ, đền Quốc Tổ Lạc Long Quân cùng với đó là các công trình phụ trợ nhằm phục vụ nhu cầu tâm linh của đồng bào cả nước về Giỗ Tổ Hùng Vương hàng năm


Đầu tiên là đền Hạ được xây dựng vào thế kỷ XVII – XVIII. Kiến trúc kiểu chữ nhị (=) gồm Tiền bái và Hậu cung. Kiến trúc đền Hạ đơn sơ, kèo cầu suốt, quá giang đóng trụ, mái lợp ngói mũi. Tương truyền rằng nơi đây, mẹ u Cơ sinh ra bọc trăm trứng, sau nở thành trăm người con trai, nguồn gốc của cộng đồng người Việt, nghĩa “đồng bào” (cùng bọc) được bắt nguồn từ đây.. Khi các con khôn lớn cha Lạc Long Quân mang theo 50 người con về vùng biển quai đê lấn biển, mở mang bờ cõi. Mẹ u Cơ mang theo 49 người con ngược lên vùng núi, trồng dâu, chăn tằm, dệt vải, xây dựng cuộc sống. Người con trưởng ở lại làm Vua, cha truyền con nối 18 đời đều gọi là Hùng Vương.


Tiếp theo là chùa Thiên Quang, chùa xưa có tên gọi là " Viễn Sơn Cổ Tự" sau đổi thành "Thiên Quang Thiền Tự ". Chùa được xây dựng vào thời Trần đến thế kỷ XV xây dựng lại, thời Nguyễn chùa được đại trùng tu. Hiện nay chùa có kiến trúc kiểu chữ công (I) gồm ba toà tiền đường (5 gian) Tam bảo (3 gian) và Thượng điện (3 gian) các toà được làm theo kiểu cột trụ, quá giang gối đầu vào cột, kèo suốt cài nóc. Phía ngoài có hành lang xây xung quanh. Mái chùa lợp ngói mũi có đầu đao cong, bờ nóc đắp hình lưỡng long chầu nguyệt. Chùa thờ Phật theo phái Đại thừa. Trước cửa chùa có cây Vạn tuế có tuổi gần tám trăm năm. Nơi đây ngày 19/9/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh trước khi về tiếp quản thủ đô Hà Nội, Bác đã ngồi làm việc bên gốc cây Vạn Tuế.


Đền Trung có tên là Hùng Vương Tổ miếu được xây dựng vào thời Lý – Trần. Đến thế kỷ XV bị giặc Minh tàn phá, sau này được xây dựng lại, kiến trúc hiện nay kiểu chữ nhất (-) 3 gian, kiến trúc đơn sơ không có cột, kèo cầu quá giáng cột trốn gối vào tường, mái lợp ngói mũi. Tương truyền là nơi các Vua Hùng cùng Lạc Hầu, Lạc Tướng ngắm cảnh và họp bàn việc nước. Nơi đây vua Hùng thứ 6 đã nhường ngôi cho Lang Liêu người con hiếu thảo sáng tạo ra bánh chưng, bánh dày.


Đền Thượng có tên chữ là Kính thiên lĩnh điện, đến thế kỷ XV đền được xây dựng quy mô, vào thời Nguyễn triều đình cấp tiền, cử quan về giám sát việc đại trùng tu. Hiện nay đền có kiến trúc kiểu chữ Vương, được xây dựng 4 cấp: Nhà chuông trống, Đại bái, Tiền tế và Hậu cung. Ngày 18/9/1962 Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm Đền Hùng, người đã nghỉ trưa ở cửa ngách Đông Nam đền Thượng trước khi về Bác căn dặn phải trồng cây cối. Xây dựng Đền Hùng thành công viên lịch sử cho con cháu sau này thăm viếng.


Ở lăng Hùng Vương, tương truyền là mộ vua Hùng thứ 6, trước khi chết có dặn hãy chôn ta trên núi Cả để đứng trên núi cao ta còn trông nom bờ cõi cho con cháu. Xưa là mộ đất, đến thời Tự Đức năm thứ 27 (1870) cho xây Lăng Mộ, thời Khải Định năm thứ 2 (1922) được đại trùng tu như ngày nay. Đền Giếng có tên chữ là Ngọc Tỉnh. Tương truyền là nơi hai nàng công chúa Tiên Dung và Ngọc Hoa con gái Vua Hùng thứ 18 thường soi gương chải tóc khi theo cha đi kinh lý qua vùng này. Hai nàng là người có công dạy dân trồng lúa, trị thuỷ nên nhân dân lập đền thờ. Đền được xây dựng vào thế kỷ thứ 18, đền được xây dựng lên trên giếng nên hiện nay giếng ở bên trong hậu cung của đền bốn mùa nước trong mát, không bao giờ cạn. Hiện nay đền có kiến trúc kiểu chữ công (I) gồm Tiền bái, ống muống, Hậu cung, hậu cung được xây dựng kiểu chuỗi vồ. Mái đền lợp ngói mũi, bờ nóc trang trí lưỡng long chầu nguyệt.


Đền Tổ Mẫu u Cơ được xây dựng trên đỉnh núi Vặn (Tên mỹ là tự là núi Ốc Sơn), thuộc thôn Cổ Tích, xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, có độ cao 170,2m so với mặt biển, nằm trong hệ thống “Tam sơn cấm địa” là núi Hùng, núi Trọc, núi Vặn. Đền được xây dựng nhằm thể hiện tình cảm của nhân dân ta đối với Tổ Mẫu u Cơ người mẹ thiêng liêng huyền thoại của dân tộc Việt Nam.


Còn đền thờ Quốc Tổ Lạc Long Quân được xây dựng dưới chân núi Sim vào năm 2006. Trong đền đặt tượng Quốc Tổ Lạc Long Quân, tượng Lạc Hầu, Lạc Tướng được đúc bằng đồng. Đền thờ Quốc Tổ Lạc Long Quân tạo thành một quần thể kiến trúc cảnh quan, góp phần bảo tồn, tái tạo hình ảnh lịch sử, đáp ứng nhu cầu của nhân dân trong việc thờ tự thuỷ tổ dân tộc. Nhằm giáo dục các giá trị truyền thống dân tộc. Có lẽ đến thời Hậu Lê (thế kỷ XV), khu di tích lịch sử Đền Hùng mới được xây dựng hoàn chỉnh theo quy mô như như hiện nay. Và vào ngày mùng 10 tháng 3 (âm lịch), với câu ca đã ăn sâu vào tâm thức của mỗi người dân đất Việt:


“Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày Giỗ Tổ mùng mười tháng ba

Khắp miền truyền mãi câu ca

Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm”.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |