Bài văn thuyết minh về chùa Tây Phương hay nhất - Bài số 1

Chùa Tây Phương là một danh lam thắng cảnh nổi tiếng. Ngôi chùa mang giá trị nghệ thuật điêu khắc độc đáo và là nơi lưu trữ nhiều pho tượng phật quý giá.


Chùa Tây Phương nằm trên đồi Câu Lâu ở thôn Yên xã Thạch Xá – huyện Thạch Thất – Thành phố Hà Nội. Theo các tư liệu để lại thì chùa xây từ đời Cao Biền (865 -875). Vào niên hiệu Chính Hòa (1680 – 1705). Tây Vương Trịnh Tạc đi qua thấy cảnh trí trang nghiêm, bèn truyền cho sửa lại chùa và xây tam quan. Sau đó chùa bị tàn phá do chiến tranh. Đến nay Chùa Tây Phương đã được xây lại trên nền chùa cũ vào khoảng năm 1788 – 1789 dưới triều Tây Sơn với tên mới là “Tây Phương cổ tự”. Một số sách báo hay những tài liệu sử cũ còn ghi lại, núi chùa Tây Phương tên cổ gọi là núi Ngưu Lĩnh. Theo truyền thuyết phong thủy, thềm núi Ba Vì về phía Nam có dãy núi đất chạy xuống huyện Quốc Oai tựa như đàn trâu, có một ngọn núi như quay lại đón nước sông Tích phát nguyên từ các dòng suối trên núi Ba Vì chảy xuống quả núi đó được gọi là Ngưu Lĩnh sơn (núi con trâu) – chính là núi Tây Phương hiện nay. Chính vì thế, chùa Tây Phương hiện nay với kiểu kiến trúc cổ Việt Nam mang dáng dấp “Thượng sơn lâu đài, hạ sơn lưu thủy” là nơi địa linh của non sông đất nước ta.


Danh lam thắng cảnh chùa Tây Phương, người ta hay nhắc đến những bậc đá ong rêu xanh, cổ kính. Từ chân núi, qua 239 bậc đá ong thì đến cổng chùa. Chùa Tây Phương gồm ba nếp nhà song song: Bái đường, chính điện và hậu cung. Tường xây bằng gạch nung để trần tạo nên một không khí thô sơ mộc mạc, điểm những cửa sổ tròn với biểu tượng “sắc” và “không”. Các cột trụ gỗ đều kê trên đá tảng xanh trong khác hình cánh sen. Mỗi nếp nhà có hai tầng mái ngói: mái trên có múi in nổi hình lá đề, lớp dưới là ngói lót, còn gọi là ngói chiếu, hình vuông sơn ngũ sắc như màu áo cà sa xếp trên những hàng rui gỗ làm thành ô vuông vắn đều đặn. Xung quanh diềm mái của ba tòa nhà đều chạm trổ tinh tế theo hình lá triện cuộn, trên mái gắn nhiều con giống bằng đất nung, các đầu đạo mái cũng bằng đất nung, đường nét nổi lên hình hoa, lá, rồng phượng giàu sức khái quát và khả năng truyền cảm. Toàn bộ ngôi chùa toát lên vẻ hoành tráng và phóng khoáng phù hợp với triết lý “Sắc sắc không không” của nhà Phật.


Chùa Tây Phương là nơi tập trung nhiều pho tượng Phật được coi là nhiều kiệt tác của nghệ thuật điêu khắc tôn giáo. Khi thuyết minh về danh lam thắng cảnh Chùa Tây Phương, ta có thể miêu tả chi tiết về những bức tượng phật nơi đây. Theo một số tài liệu lịch sử, nguồn gốc của những pho tượng phật trong chùa chính là hiện thực cuộc sống nghèo nàn khổ chực và nạn đói mà nhân dân phải chịu ở thế kỷ XVIII. Chùa có 72 pho tượng phật được tạc bằng gỗ mít sơn son thiếp vàng trong đó có 18 pho tượng thuộc nhóm tượng La Hán chính là hình tượng đã được các nghệ nhân điêu khắc mượn sự tích tu hành của các vị đệ tử Phật nhằm mô tả những con người sống trong xã hội đương thời. Dưới bàn tay tài hoa của các nghệ nhân dân gian, các pho tượng hiện ra mỗi người một vẻ, một phong cách khác nhau với những đường nét, hình khối, dáng điệu vô cùng sinh động.Mỗi pho tượng ở đây có sự hài hòa về nội tâm và ngoại hình, mang biểu tượng một nỗi đau khôn nguôi của con người: buồn vui lẫn lộn, suy tưởng, giả say, thiếu ngủ…Nét mặt khắc khổ từ bi, từng nếp nhăn trên vầng trán, từng mạch máu, đường gân, thớ thịt, khớp xương, đôi môi, con mắt đến trang phục xiêm y đều được bàn tay nghệ nhân khắc họa diệu kỳ.


Hệ thống tượng ở chùa Tây Phương gồm: bộ tượng Tam Thế Phật, bộ tượng Di đà Tam Tôn, tượng Phổ Hiền Bồ Tát, tượng Bát Bộ Kim Cương và 16 pho tượng Tổ. Mười sáu vị tổ người đứng người ngồi, pho thì ngước mặt lên trời chỉ vào mây khói, pho thì hững hờ với mọi vật, tì cằm trên đầu gối nhếch môi cười một mình nửa tinh nghịch nửa mỉa mai, có pho vẻ mặt hân hoan tươi tắn, khổ người đầy đặn tròn trĩnh, pho khác có vẻ mặt đăm chiêu lạ thường, lại có pho như đang phân bua đắn đo hay đang thì thầm trò chuyện cùng ai.


Chùa Tây Phương là địa chỉ thăm quan hàng năm của rất nhiều phật tử và khách vãng lai trên mọi miền Tổ Quốc, trong đó đông đảo nhất là vào dịp hội xuân. Hội chùa Tây Phương bắt đầu từ mồng 6 đến mồng 10 tháng 3 âm lịch. Vào dịp này, người dân Thạch Xá có truyền thống múa rối nước thường tổ chức biểu diễn để phục vụ khách dự hội. Trải qua bao nhiêu biến đổi của lịch sử, các pho tượng của chùa đã để lại trong lòng mỗi du khách những ấn tượng sâu sắc về nền nghệ thuật cổ Việt Nam. Với giá trị độc đáo về mặt nghệ thuật kiến trúc và phật học, chùa Tây Phương đã được Bộ văn hóa công nhận là Di tích lịch sử văn hóa quốc gia.


Chùa Tây Phương là niềm tự hào của người dân Thạch Xá nói riêng và của Việt Nam nói chung. Nó xứng đáng được bảo tồn và lưu truyền mãi mãi về sau. Nếu có dịp về thăm quê hương tôi, tôi sẽ sẵn sàng làm hướng dẫn viên du lịch để thuyết minh về danh lam thắng cảnh chùa Tây Phương để các bạn hiểu rõ hơn.

Bài văn thuyết minh về chùa Tây Phương hay nhất - Bài số 1
Bài văn thuyết minh về chùa Tây Phương hay nhất - Bài số 1
Bài văn thuyết minh về chùa Tây Phương hay nhất - Bài số 1
Bài văn thuyết minh về chùa Tây Phương hay nhất - Bài số 1

xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |