Bài văn thuyết minh về cây mít - mẫu 9
Nói đến làng quê Việt Nam, người ta thường nhớ tới những luỹ tre xanh rì rào trong gió, những rặng dừa soi mình dưới dòng kênh,… Ít ai nghĩ đến hình ảnh cây mít toả bóng mát trong vườn nhà. Nhưng từ lâu, cây mít đã trở thành loài cây quen thuộc đối với nhân dân ta. Mít là loài cây ăn quả nhiệt đới, mọc phổ biến ở ĐNA và Brasil. Nó là cây thuộc họ dâu tằm, có nguồn gốc ở ÂĐ và Bangladesh. Quả mít còn là loại quả quốc gia ở Bangladesh. Tên gọi khoa học của nó là Artocarpus integrifolia.
Mít có nhiều loại khác nhau nhưng người ta xếp chúng vào hai loại: Mít dai( mít khô ) và mít mật( mít ướt ). Mít dai múi dày, vị ngọt đậm và giòn; mít mật múi mềm, hơi nát, vị ngọt mát.
Ở VN, cây mít được trồng trên khắp các làng quê từ B vào N với nhiều loại mít ngon và nổi tiếng như mít tố nữ, mít na,…. Mít tố nữ là một loại mít rất đặc biệt đk trồng chủ yếu ở ĐBSCL, trái rất sai và ngon. Đây là loại mít trái nhỏ, khi chín màu vàng sẫm, múi mít dính vào lõi chặt hơn vào vỏ nên khi chín cầm cuống rút ra có thể kéo theo toàn bộ các múi.
Cây mít là loại cây gỗ nhỡ, cao từ 8 đến 15m. Thân cây thường có màu xám và có đốm trắng xung quanh. Lá mít hình bầu dục, to bằng bàn tay người lớn, cây trưởng thành có tán lá xoè rộng. Cây mít ra quả sau ba năm tuổi và quả của nó là loại quả phức có hình bầu dục(hay hình tròn), kích thước (30-60)cm x (20-30)cm.
Mít ra quả vào cuối mùa xuân và chín vào cuối mùa hè(T7-8). Vỏ ngoài quả mít tua tủa gai ngắn, sần sùi, màu xanh, khi chín có loại ngả sang màu nâu thẫm; phía bên trong có các múi nhỏ chứa hạt. Múi mít có màu mỡ gà, vị ngọt và mùi thơm hấp dẫn. Quả mít mọc ngay trên thân cây hoặc trên cành chính.
Người ta thường trồng mít bằng hạt: lựa chọn những quả ngon lấy hạt rồi chọn những hạt to, đều và để cả lớp vỏ ngoài đem ươm; khi cây mọc cao từ 10 đến 15cm thì đem trồng. Ngoài ra tại những vườn mít ở Nam Bộ hay một số nước trên thế giới, người ta còn trồng mít bằng cách chiết ghép hay giâm cành.
Theo kinh nghiệm của nhiều người, muốn cho mít sai quả phải trồng trên đất tốt, giàu dinh dưỡng, giàu mùn, đất có tầng canh tác trên 1m, tốt nhất là đất thịt pha sét để dễ thoát nước, tránh ngập úng. Khi cây cao 1m nên tiến hành tỉa cành tạo tán. Sau mỗi vụ thu hoạch cần tỉa cành một lần bằng cách chặt bỏ các cành mọc rậm trong tán, cành sâu bệnh, cành vượt, các chồi mọc thành búi ở thân cây để kích thích cây năm sau cho nhiều quả.
Quả mít chứa nhiều hàm lượng đường, có nhiệt lượng cao và giàu chất dinh dưỡng. Các loại mít đều rất giàu vitamin(B1,B2,PP,….). Nhiều nghiên cứu cho thấy thức ăn giàu kali giúp làm giảm huyết ầpm trong mít lại chứa khá nhều kali, 100g có tới 300mg. Trong mít còn có chứa nhiều chất phytonutrient rất có lợi cho sức khoẻ. Chất này có đặc tính chống lại ung thư, tăng huyết áp, viêm loét dạ dày và làm chậm lại tiến trình thoái hoá các tế bào để đem lại sự tươi trẻ và sức sống cho làn da. Vì vậy, nó đk rất nhiều người ưa chuộng.
Không chỉ xơ mít mà hạt mít cũng có giá trị ẩm thực. Trong hạt mít có chứa 70% tinh bột, 5.2%Pr, 0.62% Livà 1.4% Chất khoáng. Hạt mít có thể luộc chín để ăn hoặc luộc lên rồi đem rang, ăn vừa thơm lại vừa bùi. Nhiều nơi còn dùng hạt mít kèm theo đẻ chế biến một số món ăn: hầm chân gìo lợn, phơi khô giã bột làm bánh,… Theo đông y, các món ăn với mít non có rất nhiều tác dụng như: bổ tỳ, hoà can,… tăng và thông sữa, thích hợp cho phụ nữ sau khi sinh bị ốm yếu, ăn kém, ít sữa.
Ngoài những lợi ích nói trên, các bộ phận của cây mít còn được dùng để chữa một số bệnh. Phơi lá mít vàng thật khô rồi đốt cháy thành than, trộn với mật ong, bôi vào chỗ tưa lưỡi ngày 2-3 lần/ngày, tối 1 lần có thể chữa tưa lưỡi cho trẻ em. Lá mít cũng có thể sắc lên uống để chữa hen suyễn. Hay lấy lá mít tươi giã nát, đắp lên chỗ mụn nhọt đang sưng sẽ làm giảm sưng đau.
Vỏ cây mít có nhiều nhựa, thường được dùng làm thuốc chữa nhọt vỡ mủ. Hoặc cũng có thể dùng nhựa mít trộn với giấm, bôi lên chỗ mụn nhọt sưng tấy. Ngoài ra, gỗ mít tươi đem mài lên miếng đá nhám hay chỗ nhám của trôn bát, cho thêm ít nước, uống 6-10g mỗi ngày giúp an thần, chữa huyết áp cao và những trường hợp co quắp. Gỗ của cây mít thuộc gỗ nhóm IV, đôi khi được dùng để sản xuất các dụng cụ âm nhạc như loại mộc cầm ở Iđônêxia ,… Gỗ mít còn được dùng để tạc tượng thờ trong các đền chùa (thớ gỗ mịn, dễ khắc nhưng nặng và chắc) hay dùng để làm nhà, đóng bàn ghế, đóng giường tủ,…
Cây mít còn được trồng để lấy bóng mát, để lấy cành lá khô làm chất đốt. Nó gắn bó với tuổi thơ của biết bao người. Hình ảnh cây mít bình dị thân thuộc cũng đã được các thi sĩ, nhạc sĩ chọn làm đề tài trong bài hát, câu thơ của mình. Người VN ai mà không biết đến bài thơ “Quả mít” của Hồ Xuân Hương. Khi còn bé, em nhỏ nào mà không biết tới hình ảnh “gai chi chít” của quả mít trong bài “Quả” của nhạc sĩ Trương Quang Lục. Hay hình ảnh cây mít cũng xuất hiện trong những câu ca dao tục ngữ như “ Nhà ngói, cây mít ”,…
Ngày nay, giá đất tăng cao, người ta bán nhà bán vườn và đất nước ta cũng đang đi vào tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, có nhiều khu đô thị mọc lên nên hình ảnh cây mít cũng vắng bóng dần. Song có lẽ, dù cuộc sống có nhiều đổi thay, có nhiều các loại cây quý du nhập vào nước ta nhưng những cây mít thân quen vẫn mãi gắn bó thân thiết với người dân Việt Nam.