Bài văn thuyết minh về cây mít - mẫu 3
Cây mít là cây thân thuộc đối với người dân Việt Nam. Là loại quả yêu thích của rất nhiều người. Cho nên, mít xứng đáng có một chỗ đứng trong khu vườn của gia đình.
Cây mít tên thường gọi là cây mít hay có thể gọi tên mít bằng đặc trưng của nó như mít mật, mít dai, mít tố nữ…Có tên khoa học Artocarpus heterophyllus. Thuộc họ dâu tằm ( Moraceae). Cây mít có nguồn gốc từ Ấn Độ, khí hậu ở đây khá giống với miền Nam nước ta. Quả mít là quả thuộc quốc gia Bangladesh. Mít được trồng phổ biến là các quốc gia Đông Nam Á như Thái Lan, Philippines… Mít được trồng và phát triển tốt những vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới ở Châu Mỹ. Mít từ Mexico xuất khẩu sang Mỹ, nhắm vào cộng đồng người Mỹ gốc Việt ở đây, với nhu cầu thị trường tiêu thụ mít đáng kể.
Ở Việt Nam, mít được trồng phổ biến, đặc biệt là những vùng nông thôn. Tại những khu vực này, mít sẽ được thu hoạch quả để buôn bán thương mại và sử dụng cho chăn nuôi. Hiện nay, với những ưu điểm của mít, nó còn được sản xuất cây giống công nghiệp như cây công trình, phục vụ cho hệ sinh thái nhà cửa, biệt thự…
Mít được coi là loại cây ăn trái với quả chín lớn nhất lớn trong các loài thân gỗ. Trái mít khá lớn hình bầu dục, kích thước 30 đến 60cm x 20 đến 30 cm với vỏ sù sì, có gai nhỏ. Mít ra quả vào khoảng giữa mùa xuân và chín vào cuối mùa hè (tháng 7 – 8).
Mít là một loài cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao, nâng cao thu nhập cho người trồng. Hiện nay, nhiều mô hình nông nghiệp không hiệu quả đã được các sở ngành địa phương khuyến khích chuyển đổi sang mô hình trồng mít, kết hợp với việc bán trái tươi là mô hình sản xuất các sản phẩm từ mít trong chương trình mỗi xã một sản phẩm.
Giá mít theo mùa vụ, tuy nhiên vẫn đem lại lợi nhuận cao cho bà con do dễ trồng, dễ chăm sóc, sai trái, lại ổn định đầu ra. Hiện, mít Thái tại vườn được thương lái mua ở mức khá cao, dao động 15 – 16 ngàn đồng/kg, tùy vào chất lượng.
Với mức giá ổn định như vậy, nông dân trồng mít cho thu nhập trên 350 triệu đồng/ha. Việc mở rộng quy mô trồng và nâng cao phương thức như áp dụng các tiêu chuẩn VietGap, GlobalGap, đặc biệt là chứng nhận hữu cơ Organic như của Vinamit đang thực hiện là một hướng đi an toàn, bền vững cho loại cây trồng này.