Bài văn thuyết minh về cây đa - mẫu 2
Bao năm ở chốn thị thành
Đã quên cả ánh trăng thanh chung tình
Hôm nay về lại quê mình
Cây đa bến nước sân đình đầy trăng.
Cây đa từ xa xưa đã là biểu tượng của làng quê Việt. Với những người con xa quê, khi nhớ đến cây đa làng, lòng người không khỏi xốn xang những niềm thương, nỗi nhớ da diết về quê nhà. Cây đa trở thành một phần không thể thiếu ở mỗi làng quê Việt.
Nguồn gốc của cây đa là ở Ấn Độ, đa còn có tên gọi khác là cây dong hay cây đa. Cây đa thuộc họ dâu tằm, giới Plantae. Đa là loại cây khổng lồ, độ bao phủ của tán cây lên đến vài nghìn mét vuông. Đường kính của tán cây lên đến hàng trăm mét. Đa có nhiều loại như đa dạng, đa búp đỏ, đa tro.
Cây đa được trồng nhiều tại các vùng hay khu vực nhiệt đới, phổ biến ở các nước Đông Nam Á, phía Nam Trung Quốc, Mỹ, Úc. Ở đất nước ta, các cây đa cổ thụ được thay ở các làng quê, đặc biệt là vùng Đồng bằng Bắc Bộ.
Khác với những loại cây bình thường khác, sự sống của cây đa bắt đầu bằng hạt, những hạt ấy có thể sinh trưởng ở một loài cây khác. Sau quá trình phát triển, cây mọc từ cánh những tua rễ khí, các tua rễ này tiếp tục hút chân dinh dưỡng để phát triển, khi rũ xuống đất, chúng phát triển thành một thân cây thực thụ. Lá đa hình bầu dục, màu xanh nhạt, trên mặt lá nổi rõ các đường gân xanh, trong lá đa có chứa nhiều nang thạch.
Đa có thể trồng bằng cách giâm cành, chiết cành. Những phố biển nhất là đã mọc lên từ hạt. Hạt đa bám vào một loại cây bất kì khi chim ăn quả nhả hạt rơi xuống, sống ký sinh trên cây rồi lấn át cây chủ và phát triển.
Đa là loài cây mang đến nhiều công dụng cho con người. Đem sắc vỏ cây đa giúp trị tiêu chảy hiệu quả. Rễ đa cổ thể trị bệnh xơ gan, lợi tiểu. Cành đa là nơi tụ họp của các chàng chèo bẻo, nàng chích chòe,...mang tiếng hát râm ran. Tán đa rộng ở làng quê, che bóng mát cho các cô, các bác nông dân hay những vị khách có việc xa qua đường. Gốc đa cũng là nơi lưu giữ những kí ức đẹp của tuổi thơ với bao trò chơi dân gian đầy thú vị như cho chuyền thẻ, bịt mắt bắt dê hay ú tìm.
Hình cảnh cây đa có thể nói gắn liền với ký ức đẹp đẽ của con người vùng nông thôn Việt Nam. Không những vậy cây đa còn đi vào bao lời ca, trang thơ như một nét đẹp văn hóa thôn quê:
"Trèo lên quán dốc, ngồi gốc ôi a cây đa
Rằng tôi lí ôi a cây đa, rằng tôi ới ôi a cây đa
Ai xui ôi a tính tang tình rằng
Cho đôi mình gặp xem hội"
Hay trong thơ Tản Đà
" Đêm thu buồn là chị Hằng ơi
Trần thế em nay chán nữa rồi
Cung quế đã ai ngồi đó chưa
Cành đa xin chị nhắc lên chơi"
Yêu biết mấy cây đa làng quê Việt!