Top 7 Bài văn cảm nhận vẻ đẹp sông Hương khi chảy vào thành phố Huế trong "Ai đã đặt tên cho dòng sông" hay nhất

  1. top 1 Bài văn tham khảo số 1
  2. top 2 Bài văn tham khảo số 2
  3. top 3 Bài văn tham khảo số 3
  4. top 4 Bài văn tham khảo số 4
  5. top 5 Bài văn tham khảo số 5
  6. top 6 Bài văn tham khảo số 6
  7. top 7 Bài văn tham khảo số 7

Bài văn tham khảo số 4

Điểm nhìn của tác giả đối với sông Hương kéo dài theo suốt cuộc hành trình của con sông. Sau cái khởi nguồn ở vùng thượng lưu, sông Hương tiếp tục hành trình cam go, vất vả của mình để đến với Huế. Trước khi chảy vào lòng thành phố thân thương, nó cũng đã kịp để lại những dấu ấn riêng của mình. Trong cái nhìn tình tứ và lãng mạn của tác giả, toàn bộ cuộc hành trình của dòng sông từ thượng nguồn về tới Huế giống như một cuộc tìm kiếm có ý thức người tình nhân đích thực của một cô gái đẹp trong câu chuyện cổ tích lãng mạn về tình yêu. Trong tình yêu với Huế, người tình sông Hương hiện lên với những vẻ đẹp như thế nào?


Ở ngoại vi thành phố Huế, sông Hương giống như người con gái đẹp nằm ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hóa đầy hoa cúc dại được người tình mong đợi đến đánh thức. Từ đây thủy trình của sông Hương khi nó bắt đầu về xuôi tựa như một cuộc tìm kiếm có ý thức người tình nhân đích thực của một người con gái đẹp trong câu chuyện tình yêu lãng mạn nhuốm màu cổ tích. Dưới ngòi bút tài hoa của Hoàng Phủ Ngọc Tường, sông Hương như người con gái đẹp bừng tỉnh sau một giấc ngủ dài. Nó thể hiện một vóc dáng mới, sức sống mới, đầy khát khao và lãng mạn "Sông Hương đã chuyển dòng một cách liên tục, vòng giữa khúc quanh đột ngột, uốn mình theo những đường cong thật mềm". Hành trình đến với người tình mong đợi của người giá đẹp khá gian truân và nhiều thử thách. Nhưng trong quá trình ấy sông Hương lại như có cơ hội phô khoe tất cả vẻ đẹp của mình - vẻ đẹp gợi cảm với những đường cong tuyệt mĩ của người gái đẹp ra từ cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại "qua điện Hòn Chén, vấp Ngọc Trản, nó chuyển sang hướng Tây Bắc, vòng qua thềm đất bãi Nguyệt Biều, Lương Quán rồi đột ngột vẽ một hình cung thật tròn về phía Đông Bắc, ôm lấy chân đồi Thiên Mụ xuôi dần về Huế. Từ Tuần về đây, sông Hương vẫn đi trong dư vang của Trường Sơn, vượt qua một lòng vực sâu dưới chân núi Ngọc Trản để sắc nước trở nên xanh thẳm, và từ đó nó trôi đi giữa hai dãy đồi sừng sững như thành quách”. Bằng lối hành văn uyển chuyển, ngôn ngữ đa dạng và giàu hình ảnh, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã diễn tả một cách sinh động và hấp dẫn những khúc quanh, ngã rẽ của con sông. Tác giả đã vẽ lên bằng chất liệu ngôn từ cái dáng điệu yêu kiều và rất tạo hình của sông Hương khi nó ở ngoại vi thành phố Huế. Ông không chỉ tái hiện lại một cách chân thực dòng chảy tự nhiên của con sông mà quan trọng hơn là biến cái thủy trình ấy thành “hành trình đi tìm người yêu” của một người con gái đẹp, duyên dáng và tình tứ.


Khi chảy vào Huế, sông Hương mang một vẻ đẹp trầm mặc như triết lí, như cổ thi. Đi giữa thiên nhiên, sông Hương cũng chuyển mình ngày đêm bên những lăng tẩm, thành quách của vua chúa thời Nguyễn. Con sông hiền hòa ở ngoại vi thành phố Huế như đang nép mình bên “giấc ngủ nghìn năm của những vua chúa được phong kín trong lòng những rừng thông u tịch”. Chảy bên những di sản văn hóa ấy, con sông như bỗng trở nên nghiêm trang hơn, nó như khoác lên mình tấm áo “trầm mặc” mang cái “triết lí cổ thi” của cổ nhân. Dòng sông hay chính là dòng chảy của lịch sử vẫn bền bỉ chảy qua năm tháng và đang vọng về trong ngày hôm nay. Sắp đến thành phố mến thương, mặt nước sông Hương trở nên mơ màng, phẳng lặng trong tiếng chuông chùa Thiên Mụ ngân nga, giữa bạt ngàn tiếng gà của những xóm làng.


Vượt qua muôn vàn khó khăn, cuối cùng sông Hương cũng đến nơi mà nó cần đến, cũng gặp được “thành phố tương lai” mà nó mong đợi, có lẽ vì thế mà con sông “tươi vui hẳn lên”. Sông Hương cập bến thành phố thân yêu giữa những “thuyền bãi xanh biếc của vùng ngoại ô Kim Long” để rồi “giáp mặt thành phố ở cồn Giã Viên”. Đến đây, con sông giống như một cô gái đẹp e lệ, dịu dàng nghiêng mình chào Huế “…sông Hương đã uốn một cánh cung rất nhẹ sang đến cồn Hến”, “như một tiếng vang không nói ra của tình yêu”. Giống như sông Xen ở Pari, sông Đa- nuýp ở Bu- đa- pét, “sông Hương nằm ngay giữa lòng thành phố yêu quý của mình”.


Sông Hương trong lòng thành phố Huế còn như "điệu slow tình cảm dành riêng cho Huế". Miêu tả dòng sông giữa lòng thành phố, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã chọn kênh tiếp cận là âm nhạc. Trong tiếng Anh, “slow” nghĩa là chậm và sông Hương như một giai điệu trữ tình chậm rãi chỉ dành riêng cho Huế mà thôi. Có thể thấy, nhà văn đã tinh tế khi nhìn ra một đặc trưng của Hương giang. So với các dòng sông khác ở Việt Nam và thế giới, lưu tốc của sông Hương không nhanh. Điều này đã được nhà văn lý giải từ đặc điểm địa lý : “những chi lưu ấy cùng với hai hòn đảo nhỏ trên sông đã làm giảm hẳn lưu tốc của dòng nước khiến cho sông Hương khi đi qua thành phố đã trôi đi chậm, thực chậm cơ hồ chỉ còn là một mặt hồ yên tĩnh”. Để làm nổi bật hơn cái đặc trưng này, nhà văn đã liên tưởng, so sánh sông Hương với sông Nêva – con sông chảy băng băng lướt qua trước cung điện Petecbua cũ để ra bể Ban-tích. Lưu tốc của con sông này nhanh đến mức “không kịp cho lũ hải âu nói một điều gì với người bạn của chúng đang ngẩn ngơ trông theo”. Mượn câu nói của Hêraclít – nhà triết học Hy Lạp, trong một cách nói thật hình ảnh “khóc suốt đời vì những dòng sông trôi quá nhanh”, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã đem đến một kiến giải khác, hết sức thú vị và độc đáo về lưu tốc của dòng sông mà ông yêu quý. Đó là cách lý giải từ trái tim: sông Hương chảy chậm, điệu chảy lững lờ là vì nó quá yêu thành phố của mình, nó muốn được nhìn ngắm nhiều hơn nữa thành phố thân thương trước khi phải rời xa.


Viết về sông Hương giữa lòng thành phố, Hoàng Phủ Ngọc Tường không quên một nét đẹp văn hoá đặc trưng gắn liền với dòng sông thơ mộng này. Đó là những đêm trình diễn âm nhạc cổ điển Huế trên dòng sông Hương. Ở góc nhìn âm nhạc này, tác giả gọi sông Hương là “người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya”. Ai đã từng có dịp đến Huế thưởng thức nền âm nhạc Huế, được xem các nghệ sĩ biểu diễn âm nhạc trên sông vào những đêm khuya mới thấy hết vẻ đẹp của âm nhạc và màu sắc văn hoá đặc trưng ở nơi đây. Toàn bộ nền âm nhạc ấy, trong cảm nhận của tác giả, chỉ thực sự là chính nó khi “sinh thành trên mặt nước” của Hương Giang “trong một khoang thuyền nào đó, giữa những tiếng nước rơi bán âm của những mái chèo khuya”. Ở đây có cái thú vị, cái sắc điệu riêng trong cách trình diễn âm nhạc của người Huế nhưng cũng có quy luật của nghệ thuật biểu diễn trên không gian sông nước.


Sông Hương đối với Huế như một người tình dịu dàng và thủy chung. Sau cảm giác bình yên giữa lòng thành phố, dòng sông bắt đầu thể hiện sự duyên dáng quen thuộc của mình trong những nét uốn lượn tình tứ "sông Hương uốn một cánh cung rất nhẹ sang đến cồn Hến và trong liên tưởng độc đáo, lãng mạn của nhà văn dường như đường cong ấy làm dòng sông mềm hẳn đi, như một tiếng "vâng" không nói ra của tình yêu. Khi rời khỏi kinh thành, sông Hương chếch về hướng chính bắc. Tuy nhiên, do đặc điểm địa lý ở đất nước ta nên thủy trình của con sông đã phải thay đổi. Nó phải chuyển dòng sang hướng đông và như vậy sẽ lại đi qua một góc của thành phố Huế ở thị trấn Bao Vinh xưa cổ. Đó là đặc điểm địa lý tự nhiên của dòng sông. Nhưng trong con mắt của người nghệ sĩ tài hoa, khúc ngoặt ấy lại là biểu hiện của nỗi “vương vấn”, thậm chí có chút “lẳng lơ kín đáo” của người tình thủy chung và chí tình. . Nhà văn tưởng tượng, hình dung sông Hương như nàng Kiều trở lại tìm Kim Trọng để nói một lời thề trước khi đi xa. Đây đúng là một phát hiện, một liên tưởng thú vị, độc đáo và đậm màu sắc văn chương của tác giả về dòng sông thân thương của xứ Huế. Hương giang vốn đã đẹp, nay lại càng đẹp hơn, trọn vẹn hơn trong cảm nhận của người đọc. Một vẻ đẹp hài hòa giữa hình dáng bên ngoài với phần tâm hồn, tâm linh sâu thẳm bên trong.


Qua những cảm nhận về vẻ đẹp của dòng sông Hương khi chảy vào thành phố Huế, có thể nhận thấy Hoàng Phủ Ngọc Tường đã tiếp cận và miêu tả dòng sông từ nhiều không gian, thời gian khác nhau. Ở mỗi điểm nhìn, mỗi góc độ, nhà văn đều thể hiện một cảm nghĩ sâu sắc và khá mới mẻ về con sông đã trở thành biểu tượng của xứ Huế. Từ trong những cái nhìn ấy và qua giọng điệu của các đoạn văn, ta thấy bàng bạc một tình cảm yêu mến, gắn bó tha thiết, một niềm tự hào và một thái độ trân trọng, gìn giữ của nhà văn đối với những vẻ đẹp tự nhiên và đậm màu sắc văn hóa của dòng sông quê hương.

Bài văn tham khảo số 4
Bài văn tham khảo số 4
Bài văn tham khảo số 4
Bài văn tham khảo số 4

Top 7 Bài văn cảm nhận vẻ đẹp sông Hương khi chảy vào thành phố Huế trong "Ai đã đặt tên cho dòng sông" hay nhất

  1. top 1 Bài văn tham khảo số 1
  2. top 2 Bài văn tham khảo số 2
  3. top 3 Bài văn tham khảo số 3
  4. top 4 Bài văn tham khảo số 4
  5. top 5 Bài văn tham khảo số 5
  6. top 6 Bài văn tham khảo số 6
  7. top 7 Bài văn tham khảo số 7

xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |