Bài văn suy nghĩ về hành động trả thù của Tấm đối với Cám số 7
Ta như nhận thấy được motip chung trong các câu truyện cổ tích đó chính là “ác giả ác báo” và “ở hiền gặp lành. Những cái kết có hậu luôn là một trong những nhân tố khiến cho truyện cổ tích sống mãi với người đọc. Tuy nhiên trong truyện cổ tích “Tấm Cám” lại làm cho người ta không ít có những ý kiến trái chiều về cái kết có chi tiết Tấm trả thù Cám.
Trong truyện cổ tích “Tấm Cám” người đọc như nhận thấy được ở nhân vật Tấm có một sự hiền lành và cũng cực kỳ nhân hậu. Tuy nhiên chính cái kết đã làm cho hình ảnh của cô Tấm như không được như trong sự thống nhất chung của toàn câu truyện. Điều này dễ hiểu bởi từ một con người mẫu mực như Tấm lại có cách trả thù tàn bạo, độc ác như vậy. Vậy hành động trả thù của Tấm là đúng hay sai, có chứng tỏ rằng sau bao nhiêu sóng gió nhân vật Tâm như cũng đã trên nên ích kỉ, độc ác hay không?
Nhân vật Tấm đã được tác giả dân gian khắc họa là cô gái hiền lành, xinh đẹp, chăm chỉ, giỏi giang ở với dì ghẻ và Cám. Có thể nhìn nhận được rằng, chính cuộc sống của Tấm là chuỗi ngày cay đắng, và chính Tâm cũng đã bị ghẻ lạnh, bóc lột, chửi bới thậm tệ. Thế rồi cung đã có rất nhiều bất công đến với Tấm nhưng cô vẫn câm lặng, nín nhịn. Tấm cũng đã chịu đựng vì gì ghẻ là người cay nghiệt, luôn muốn hành hạ Tấm cho hả giận. Thế rồi người đọc như cũng có thể cảm nhận được tình cảnh của cô Tấm như một người thừa trong chính gia đình của mình. Hay nói đúng hơn là nô lệ cho hai mẹ con Cám. Cô Tâm như đành cam chịu và vẫn phải sống cuộc sống như thật đau buồn và cực nhọc.
Thế rồi người đọc như cũng đã cảm nhận được thấy rằng, cuộc sống của Tấm bước sang một giai đoạn khác từ sau khi trốn mẹ con Cám đang đi trẩy hội và gặp nhà vua. Tấm lúc này đây cũng đã được vua cưới về làm vợ, có cuộc sống sung túc đủ đầy. Nhưng, dường như chính trái tim và tấm lòng của Tấm vẫn luôn hiền hậu đối với mẹ con Cám. Bên cạnh đó thì hai mẹ con cám ghen ghét, đố kị, và tìm mọi cách hãm hại Tấm. Câu chuyện được kể đó chính là trong lần về giỗ cha,mẹ con Cám đã bày mưa giết chết Tấm. Thế rồi cũng ngay trong ngày giỗ cha mà mẹ con Cám vẫn không tha cho Tấm. Tất cả những điều này chứng tỏ rằng họ không còn lương tri nữa. Hai mẹ con Cám cũng đã bất chấp thủ đoạn, bất chấp tất cả để lấy đi hết mọi thứ của Tấm. Thực sự Tấm lại rất nhẹ dạ cả tin, hiền lương ấy lại bị hai mẹ con giết hại, biến thành chim vàng anh. Còn lúc đó thì hai mẹ con Cám thì vui mừng, hí hửng vào cung, Cám đã thay Tấm làm vợ vua. Hai mẹ con Cám đã cướp mất đi cuộc sống hạnh phúc của Tấm, mà lẽ ra cuộc sống đó là phải của Tấm, Tấm xứng đáng được hưởng hạnh phúc đủ đầy và viên mãn.
Người đọc như cũng đã thấy được cô Tấm sau nhiều lần hóa kiếp thành chim vàng anh, cây xoan, khung cửi hay là cả quả thị đều bị mẹ con Cám tìm mọi cách để “giết” và triệt tiêu đến cùng. Khi còn sống hay khi đã chết thì chỉ cần là một chút gì liên quan đến Tấm là họ cũng đã tìm mọi thủ đoạn để hãm hại và triệt tiêu. Có lẽ chính bởi vậy, chúng ta có thể khẳng định được rằng chính với hành động trả thù của Tấm được đánh giá chính là nhân quả cho những gì mà mẹ con Cám đã gieo rắc. Và cũng là một cách tác giả dân gian gửi gắm vào hành động của Tấm như muốn nói cái ác phải bị trừng trị đến cùng. Thực sự thì chính cái ác là bản chất, nếu nó tồn tài thì còn khủng khiếp hơn gấp trăm vạn lần. Ta như cũng có thể nhìn nhận thấy được cũng chính sự phẫn nỗ của Tấm đã dồn nén ở cách trả thù. Họ đã ép Tấm phải ra tay như vậy.Và có thể khẳng định hành động này của Tấm không quá đáng một chút nào so với những giừ cô đã phải chịu.
Tuy nhiên, bên cạnh đó ta như cũng có thấy được có rất nhiều ý kiến của người đọc vẫn có ý kiến rằng hành động trả thù của Tấm là tàn bạo. Nhìn nhận một cách thực tế hơn ta như thấy được rằng khi xưa Tấm bị hại thì cái ác luôn hiện hữu, thậm chí cũng đã làm cô Tấm chết đi và phải hóa thân biết bao nhiêu lần. Và cái ác này lại như xuất phát từ hai mẹ con Cám – số nhiều. Trong khi đối với Tấm, một cô gái chân yếu tay mềm – số ít lại luôn bị hãm hại mà tất cả các việc làm của cô đều rất tốt, luôn giúp đỡ người khác, chịu thương chịu khó. Thông qua đây ta thấy được dụ ý của tác giả dân gian như muốn gửi gắm rằng cái ác luôn mạnh, có cả một tập đoàn, còn với cái thiện thì chỉ có đơn nhất mà thôi. Cho nên khhi cái thiện đã được trả về với đúng vị trí then chốt, vị thế chiến thắng thì cũng cần phải triệt tiêu hoàn toàn cái ác đi, không thể để mầm mống của các ác thêm một lần nữa trỗi dậy để hãm hại cái thiện. Việc Tấm có hành động như vậy âu cũng được hiểu khi cái thiện đã nhận thức được nguyên do của sự buồn đau, khổ hạnh mang đến cho mình là vì đâu. Hơn nữa chính hành động này của Tấm đã thức tỉnh mọi người rằng, kẻ ác phải được trừng trị. Và những tội ác tàn bạo thì cần phải được trừng trị tàn bạo để răn dạy đời, để không được lặp lại nữa.
Hành động trả thù của Tấm được đánh giá là hành động đáng làm và đáng khen, không hề đáng trách. Qủa thực thì con người chúng ta cũng luôn luôn cần phải biết mạnh mẽ hơn sau nhiều biến cố của cuộc đời.