Bài văn phát biểu cảm nghĩ về văn bản "Mẹ tôi" số 4

Trong trái tim mỗi chúng ta luôn tồn tại những tình cảm cao đẹp. Lòng nhân ái, tình phụ tử hay tình bà cháu,... nó khiến cuộc sống này trở nên tốt đẹp hơn. Nhưng có lẽ tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng và gắn kết khó có thể tách rời. Viết về tình mẫu tử, bức thư mà người bố gửi cho Enrico trong bài văn “Mẹ tôi” có lẽ thể hiện được sâu sắc nhất.


Văn bản “Mẹ tôi” được trích trong tác phẩm “Những tấm lòng cao cả” của nhà văn Ét-môn-đô đơ A-mi-xi, một nhà văn của nước Ý. Câu chuyện được kể dưới hình thức một bức thư, tạo nên hiệu ứng thú vị cho người đọc. Theo lời của người cha, Enrico đã có những lời nói và hành động thiếu lễ độ với mẹ trước mặt cô giáo. Điều ấy làm cho người bố phải phiền lòng và suy nghĩ nên đã viết thư răn bảo đứa con trai. Qua nội dung ấy, toát lên là tình mẫu tử thiêng liêng và cũng là tình cảm cha con đầy gắn bó.


Trước hết, văn bản để lại cho chúng ta dấu ấn đậm nét về một người mẹ tần tảo hi sinh vì con. Người mẹ ấy, trong lúc con bị bệnh đã thức suốt đêm, lo lắng đến quằn quại chỉ vì sợ sẽ mất đi đứa con của mình. Cũng chính người mẹ ấy, sẵn sàng đổi lấy một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn, chỉ mong sao con được an lành. Và bạn có biết không, có một người mẹ sẵn sàng đi ăn xin để nuôi sống con, sẵn sàng đánh đổi cả tính mạng vì con. Đó có lẽ chính là biểu hiện cao nhất của tình mẫu tử. Dường như, ta nhận ra mỗi người mẹ của mình trong bức tượng đài sừng sững ấy. Nhân hậu và bao dung, mẹ sẵn sàng tha thứ cho con những sai lầm, mẹ sẵn sàng đánh đổi để đem đến điều tốt đẹp cho con. Chúng ta có thể phủ định mọi thứ, nhưng tình mẫu tử không bao giờ hết thiêng liêng. Bố của Enrico đã kể về người mẹ với tất cả sự ngưỡng mộ, đáng kính, để đứa con hiểu được rằng, mẹ quan trọng như thế nào.


Trước thái độ vô lễ với mẹ của Enrico, người bố đã thể hiện rõ sự nghiêm khắc của mình. Ông kể về sự hi sinh của người mẹ như một lời nhắc nhở, để khắc sâu hơn lòng biết ơn trong tâm trí Enrico. Người bố đã nói một cách rõ ràng rằng, sự hỗn láo của Enrico như một nhát dao đâm vào trái tim người bố vậy, và ông không thể nén cơn tức giận mỗi khi nghĩ đến điều ấy. Rõ ràng, trước sai lầm của con trai, ông đã thể hiện rõ sự nghiêm khắc tôn kính của một người cha, để đứa con nhận ra sai lầm của mình.


Ông cũng khuyên con đừng hôn bố nữa, vì bố không thể chấp nhận nụ hôn ấy. Đứa con nào nghe những câu ấy mà không khỏi đau lòng sợ hãi? Nhưng trong bức thư ấy, ta vẫn thấy rõ tình yêu thương và thái độ mềm mỏng của người cha. Ông nhắc đến hình ảnh, khi mẹ chết, đứa con sẽ đau khổ và hụt hẫng đến nhường nào? Đó như một đòn tâm lí mạnh mẽ, để đứa con thức tỉnh mà sửa sai. Ở người cha ấy, ta cũng thấy tràn đầy một tình yêu thương con, luôn muốn con sống có tình có nghĩa, sống cho phải đạo làm người.


Cuối cùng, người bố khuyên nhủ Enrico, cũng là lời khuyên đối với mỗi chúng ta. Người bố khuyên con rằng, tình yêu thương kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả. Con không bao giờ được vô lễ với mẹ một lần nữa, hãy cầu xin sự tha thứ và xin mẹ hôn lên trán con. Mỗi đứa con cũng tự nhìn thấy mình trong đó. Đã bao nhiêu lần bạn có lỗi với cha mẹ? Bao nhiêu lần bạn phớt lờ lời xin lỗi? Nếu đã từng là Enrico, hãy sửa sai lỗi lầm của mình bằng những hành động thiết thực nhất. Hãy yêu thương và tôn kính cha mẹ, hãy biết xin lỗi và cảm ơn khi cần. Đừng để đau lòng những đấng sinh thành!


Một bài văn thôi nhưng để lại cho ta những ý nghĩa sâu xa không tưởng. Ta nhận thức về tình mẫu tử, ta biết tôn kính cha mẹ mình. Có lẽ bởi vậy mà đến bây giờ, “Mẹ tôi” vẫn mãi trường tồn cùng thời gian.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |