Bài văn phát biểu cảm nghĩ truyện "Em bé thông minh" số 1
Trong cuộc sống thì sự thông minh luôn luôn thật cần thiết bởi nó giúp cho con người có nhiều giải quyết vấn đề thật dễ dàng mang lại hiệu quả cao. Ở truyện cổ tích “Em bé thông minh” tác giả dân gian cũng đã đề cao của trí tuệ. Hơn nữa khi đọc tác phẩm, độc giả cũng sẽ có được tiếng cười sảng khoái và có thêm được nhiều điều suy ngẫm sau đó.
Câu chuyện “Em bé thông minh” đúng như tên gọi của truyện thì cũng đã kể về sự thông minh của một cậu bé chừng bảy tám tuổi đã thể hiện được trí tuệ cũng như tài năng của mình. Ngay từ lần đầu tiên khi được viên quan hỏi trâu của cha cậu bé cày một ngày được mấy đường? Trong lúc đó người cha còn đang không biết trả lời như thế nào thì cậu bé cũng đã nhanh trí hỏi lại viên quan và hỏi nếu viên quan cho biết ngựa của ngài một ngày đi được mấy bước thì sẽ cho biết trâu của cha mình một ngày cày được mấy đường. Chỉ với lối đối đáp này cũng đã có được một câu trả lời thông minh và vô cùng nhanh nhẹn của cậu bé khiến đã khiến cho viên quan sửng sốt và cậu cũng đã tin chắc rằng mình đã tìm được người tài cho vua bèn hỏi làng xã, quê quán. Khi viên quan về tâu vua thì nhà vua mừng rỡ khi tìm được người tài nhưng ông vẫn tiếp tục những thử thách trí thông minh của cậu bé. Trong lần này thì vua sai cho ba thúng gạo nếp và ba con trâu đực và ban lệnh cho làng phải nuôi trâu làm sao sang năm phải đẻ được chín con, nếu không thì cả làng phải chịu tội.
Khi nghe lệnh vua ban thì cả làng đang sửng sốt lo lắng không biết giải quyết thế nào khi mọi cuộc họp, mọi cuộc bàn tán đều không thể nào có hướng giải quyết được, căn nguyên là do trên đời này thì trâu đực chẳng bao giờ đẻ được. Bất ngờ là em bé đã mạnh dạn bảo cha nói với làng là lộc vua ban và cứ lấy hai thúng gạo và ngả hai con trâu ra ăn mừng, phần còn lại xin làm lộ phí để lên kinh thành lo chuyện cho dân làng. Dân làng cũng sợ lắm, bắt hai cha con phải làm giấy cam đoan thì mới dám ăn mừng.
Khi hai cha con chú bé lên kinh thành, chú bé lăn lộn trước cổng thành khi cha không đẻ em bé để chơi cùng. Thế rồi được đức vua vừa phán vừa buồn cười và nói với em bé rằng phải cưới vợ cho bố mày thì mới có em, chứ bố mày là giống đực thì sao mà đẻ được? Câu nói của cậu bé khiến cho nhà vua và các quan thần phải bật cười, thế nhưng khi nghe được vua nói câu đó, cậu bé khoái chí lắm, hỏi lại ngay: Vậy thì tạo sao nhà vua lại bắt làng con nuôi ba con trâu đực để đẻ ra thành 9 con trâu? Lúc đó nhà vua mới sửng sốt nhìn cậu bé, cậu bé tiếp lời: Biết là lộc vua ban nên làng con đã ngả trâu ra ăn mừng. Với những lý lẽ mà cậu đưa ra khiến nhà vua không khỏi ngạc nhiên và nể phục. Trí thông minh của cậu bé cũng được vua công nhận và ban thưởng hậu hĩnh.
Tiếp theo là hai cha con cậu bé được vào cung ăn uống rất hậu và vua lại sai sứ thần mang đến một con chim sẻ và đưa ra một thử thách tiếp theo cho chú bé. Thử thách lần này sẽ là làm 3 mâm cỗ bằng một con chim sẻ. Cứ tưởng lần này cậu bé phải chịu thua, nhưng ai ngờ cậu nhanh trí và đưa cho sứ thần chiếc kim khâu quần áo và nói rằng: Mong sứ thần về tâu với nhà vua mài cây kim này thành một con dao để xẻ thịt chim. Câu chuyện về cậu bé thông minh từ đó cứ được người ta nhắc đi nhắc lại vì sự mưu trí, đối đáp thông minh của cậu.
Thêm một thử thách thứ ba, cấp độ thử thách như khó hơn đó chính là sứ giả nước láng giềng đang lăm le nước ta, và để dò xem bên này có nhân tài không họ sai sứ giả của họ đưa sang một con ốc vặn rất dài lại rỗng hai đầu. Câu hỏi hóc búa của sứ giả nước láng giềng chính là làm sao mà phải xâu được sợi chỉ xuyên qua vỏ ốc từ đầu này sang đầu kia. Thực sự đây là một câu hỏi rất khó, trong khi các vua quan đã thử hết cách nhưng cũng không tài nào đưa được sợi chỉ sang bên kia con ốc. Nhớ ra cậu bé thông minh, vua lại sai sứ thần của mình đi hỏi ý kiến của cậu bé xem có cao kiến gì không. Gặp cậu bé cậu cũng nhanh chóng trả lời bằng một bài hát:
Tang tình tang tính tình tang
Bắt con kiến càng buộc chỉ ngang lưng
Bên thời lấy giấy mà bưng
Bên thời bôi mỡ kiến mừng kiến sang
Một câu hát vô cùng ngắn gọn nhưng trong đó lại chứa được câu trả lời, lúc này đây viên quan vui sướng và về làm theo lời chỉ của cậu bé. Và kết quả là trước bao nhiêu con mắt chứng kiến của các quan cũng như sứ láng giềng thì con kiến đã xâu sợi chỉ qua vỏ ốc vặn đúng như lời cậu bé nói. Thực sự với câu trả lời không chỉ thể hiện rõ sự thông minh hơn người cũng như tài trí của cậu bé. Không những thế thì chuyện còn nói lê sự hài hước, dí dỏm và mang đậm chất dân gian tạo ra một tiếng cười sảng khoái của nhân dân ta.
Với chuyện “Em bé thông minh” mà tác giả dân gian thể hiện cũng thật hay và ý nghĩa. Người đọc đọc truyện sẽ nhận thấy được trí thông minh của em bé xoay quanh cuộc sống đời thường của nhân dân lao động thông qua các hình ảnh thân thuộc. Truyện đề cao trí tuệ của con người và những người có trí thông minh cũng sẽ luôn mang lại một kết quả vô cùng tốt đẹp cho xã hội, gia đình và chính họ.