Bài văn phát biểu cảm nghĩ truyện "Bánh Chưng, bánh Giầy" số 6
Trong truyền thuyết dân gian, các yếu tố kì ảo được tạo nên từ các nhân vật ông Bụt bà Tiên có phép thuật nhằm đến giúp đỡ cho những người có số phận nghèo khổ, bất hạnh, giúp họ có cuộc sống tốt đẹp nữa. “Dù ai đi ngược về xuôi/ Nhớ ngày giỗ Tổ mồng mười tháng ba”. Trong mâm cỗ cúng tổ tiên của bất cứ gia đình nào trên dải đất hình chữ S đều không thể thiếu được hai thứ sản vật hết sức bình dị đó là bánh chưng và bánh giầy. Và chúng ta không thể không kể đến truyền thuyết “Bánh chưng, bánh dày”.
Trong bối cảnh đất nước đã được yên bình, giặc ngoại xâm đã được đánh đuổi, đất nước bước sang một giai đoạn mới, nhân dân ta được an cư lạc mới. Lúc này, đặt ra cho đất nước một nhiệm vụ mới đó là giữ cho đất nước được yên bình và nhân dân được no ấm đồng thời là những chính sách mới để giúp cho đất nước ngày càng cường thịnh. Nhà vua lúc này tuy vẫn còn hết sức minh mẫn nhưng tuổi đã cao, không thể trị vì mãi được, hơn nữa các hoàng tử đều đã trưởng thành và hoàn toàn có thể tự mình nối nghiệp cha ông lãnh đạo nhân dân.
Một yêu cầu tất yếu của nhà vua là tìm một người nối ngôi vua để con người ấy- với tài năng, sức vóc của mình để nối ngôi. Nhưng nhà vua có đến hai mươi người con trai. Thông thường, các nhà vua sẽ truyền ngôi cho người con trưởng, tuy nhiên, vua Hùng là một người sáng suốt khi không đồng nhất với ý kiến rằng phải truyền ngôi cho người con trưởng mà phải chọn người có đủ năng lực, sự thông minh lãnh đạo nhân dân có cuộc sống ấm no hạnh phúc. Vua Hùng tổ chức một cuộc thi, các người con sẽ làm cỗ để cúng tổ tiên và “vừa ý ta thì ta mới truyền ngôi cho”.
Qua đây ta thấy vua Hùng là một vị vua anh minh, sáng suốt, không phải là một mâm cỗ ngon mà còn phải “làm vừa ý vua”, một người đầu bếp giỏi chưa hẳn là một vị vua giỏi. Vậy ý của vua Hùng là gì? “Làm vừa ý ta là gì? Điều đó cũng đã thể hiện ở câu nói của người, quan trọng là các người con có hiểu ý, nhanh ý để nhận ra hay không. Người quân vương cần phải có chí lớn, “nối được chí ta”, có tài cao, có hoài bão để làm cho nhân dân ta có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Lang Liêu thân là hoàng tử thứ mười tám con vua nhưng phận, chàng từ lúc nhỏ đã mồ côi mẹ, bị ghẻ lạnh, từ rất sớm chàng đã sống một cuộc sống bình dị như những người nông dân, chàng bị thiệt thòi trong cuộc sống, lại là người con nghèo nhất trong tất cả các anh em của chàng, chính vậy mà chàng rất cần cù, chăm chỉ việc đồng áng, trồng lúa, trồng khoai. Chàng là một người hiền lành, sống giản dị, gần gũi với nhân dân, giàu lòng nhân hậu, sống gắn bó với đồng ruộng.
Chúng ta không thấy một vị hoàng tử cao quý, xa cách mà chính chàng là một người nông dân lao động chân chất, sống cùng nhân dân, ăn cùng nhân dân, biết xem trọng nghề trồng lúa là cái cốt lõi của cuộc sống dân ta. Chàng biết quý trọng những sản phẩm mà mình lầm ra. Chàng đi cày cuốc, làm đất như người nông dân. Trong nhà không có châu báu quý hiếm mà có nhiều ngô khoai lúa lạc.
Chàng là một người rất biết tôn kính tổ tiên, kính trọng cha mẹ Mặc dù chàng bị ghẻ lạnh, ruồng bỏ, chàng không hề có thái độ oán trách người cha mà ngược lại vẫn vâng lời với vua cha, đối xử với vua cha một lòng yêu kính, giữ đạo làm con. Chàng còn là một người tôn kính tổ tiên. Sự trằn trọc, trăn trở của chàng đã thể hiện lòng thành với tổ tiên. Thần đến và báo mộng cho chàng cũng thể hiện ý “vừa lòng dân” của Lang Liêu đối với nhân dân.
Là một con người sáng tạo và giàu sáng kiến. Khi thần đến báo mộng, thần chỉ nói dùng gạo để làm bánh, không chỉ đến cách thức làm bánh như thế nào, nhưng với sự thông minh của mình, Lang Liêu đã tạo ra thứ bánh rất ngon, gần gũi và dễ làm. Chàng lấy gạo nếp vo sạch, đãi sạch đỗ xanh, kết hợp với thịt lợn làm nhân, lá rong gói bên ngoài hình vuông sau đó luộc chín. Chàng đặt tên bánh là bánh chưng. Vẫn sử dụng nguyên liệu chính là gạo nếp, chàng đồ gạo nếp lên và giã nhuyễn, nặn thành hình tròn, chàng đặt tên bánh là bánh dày. Cả hai loại bánh này luộc lên và mang đến vua cha, được ngài tấm tắc khen ngon.
Bánh mà Lang Liêu làm ra nó không chỉ ngon về mặt thực phẩm mà còn có nhiều ý nghĩa khác. Nó thể hiện sự sáng tạo, thông minh của chủ nhân làm ra nó đồng thời nó còn có ý nghĩa tượng trưng cho đất, trời, vạn vật. Bánh dày tượng trưng cho trời, bánh chưng tượng trưng cho đất, lá dong, thịt lợn tượng trưng cho chim muông, cây cỏ. Tất cả là sự kết hợp hài hòa giữa thiên nhiên và con người. Hình ảnh chiếc lá dong buộc nạt bên ngoài tượng trưng cho sự đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau, “lá lành đùm lá rách”.
Nhà vua nhắc nhở chúng ta cần phải yêu thương, tương thân tương ái. Chiếc bánh không phải làm từ sơn hào hải vị, từ những thứ quý hiếm tìm không ra mà nó được làm ngay từ những vật liệu có xung quanh ta, từ những hạt gạo quen thuộc hàng ngày mà cho ra những chiếc bánh ngon và ý nghĩa như vậy. Lang Liêu đã làm vừa ý vua cha và xứng đáng là ngôi vị kế thừa mà vua cha muốn truyền ngôi.
Truyền thuyết “Bánh chưng, bánh dày” không chỉ giải thích nguồn gốc của bánh chưng, bánh dày mà sấu sắc hơn nữa đó là đề cao tinh thần đoàn kết, lấy dân làm gốc, coi trọng nghề nông, quý trọng hạt gạo làm ra, biết ơn tổ tiên, nguồn cội của dân tộc.