Bài văn phân tích ý nghĩa chi tiết tiếng sáo trong "Vợ chồng A Phủ" số 6

Vợ chồng A Phủ, là kết quả của chuyến đi thực tế của nhà văn. Tô Hoài đã "cùng ăn, cùng ở, cùng làm" với đồng bào dân tộc Tây Bắc trong suốt 8 tháng của năm 1952. Để rồi ông rút ra cho bản thân những giá trị tinh thần, những giá trị rất riêng về bản sắc dân tộc của người dân nơi đây. Từ đó, những gì tinh tú nhất được văn nhân gửi gắm vào Vợ chồng A Phủ. Một trong những cái hay, cái riêng nhất của bài ta không thể không nói đến tiếng sáo. Một hình ảnh mang giá trị nghệ thuật cốt lõi, một yếu tố làm nên thành công của tác phẩm.


Nói đến con người và núi rừng Tây Bắc xa xôi ấy, ta sẽ nói đến cảnh sắc và những bản sắc văn hóa rất riêng biệt của họ như chợ phiên, áo váy mang hơi thở dân tộc Mèo... Mà trong ấy tiếng sáo là một yếu tố không thể thiếu, một nét đặc trưng làm bật lên vẻ đẹp hoang vu của thiên nhiên nơi đây. Dường như cảm nhận và thấy được giá trị của sáo và âm thanh đầy cuốn hút ấy, Tô Hoài đã khiến tiếng sáo trở thành một giá trị mang tính nghệ thuật không thể thiếu vào tác phẩm. Bởi tiếng sáo như là một bông hoa xinh đẹp, mang tính thơ, tính văn chương đầy nghệ thuật và trữ tình giữa hiện thực phũ phàng, khắc nghiệt của chế độ cường quyền, thần quyền lúc bấy giờ. Nếu thiếu đi tiếng sáo, thử hỏi có còn một Mị yêu đời, muốn được sống được đi chơi nữa hay không?


Câu trả lời sẽ không còn một Mị tha thiết được sống, được đi chơi vào mùa xuân khi mất đi tiếng sáo. Bởi tiếng sáo đã gắn liền với cô từ trước khi vào làm dâu nhà thống lí. “Mị thổi sáo giỏi. Mị uốn chiếc lá trên môi, thổi lá cũng hay như thổi sáo. Có bao nhiêu người mê, ngày đêm đã thổi sáo đi theo Mị”. Tiếng sáo của tình yêu, là tiếng gọi đi chơi “ngoài đầu núi lấp ló đã có tiếng ai thổi sáo rủ bạn đi chơi”. Một thanh âm có sức hút mạnh mẽ làm Mị “thiết tha bổi hổi”. Từ một con người mang danh “con dâu gạt nợ”, bị bắt về cúng trình ma, ngày ngày lầm lũi như “con rùa nuôi trong xó cửa”. Mị dường như không muốn sống nữa. Những ngày đầu về làm dâu “có đến hằng mấy tháng, đêm nào Mị cũng khóc”. Mị toan ăn lá ngón tự tử, ấy vậy mà Mị ném đi đống lá ngón trong tay. “Mị không đành lòng chết. Mị chết thì bố Mị còn khổ hơn bao nhiêu lần bây giờ nữa”. Cô quay về nhà thống lí như thân xác không hồn. “Ai ở xa về, thường trông thấy có một cô gái ngồi quay sợi gai bên tảng đá trước cửa,cạnh tàu ngựa.Lúc nào cũng vậy, dù quay sợi,thái cỏ ngựa, dệt vải, chẻ củi hay đi cõng nước dưới khe suối lên, cô ấy cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi”. Mị quen khổ rồi, không sợ gì cả, đến cả cái chết cũng thế. Cuộc đời của Mị đã chấm dứt từ cái đêm trở về từ nhà bố Mị.


Ấy vậy mà, những đêm tình mùa xuân tới mang theo tiếng sáo đã thắp sáng lại cuộc đời tăm tối của Mị. “Lòng Mị thì đang sống vè ngày trước. Tai Mị văng vẳng tiếng sáo gọi bạn đầu làng”. Trong lòng vang lên tiếng sáo, thanh âm đã khiến lòng Mị phơi phới trở lại, cô đã tìm lại ý nghĩa sống. “Mị trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi”. Tiếng sáo còn làm bừng lên cái không gian, màu sắc tăm tối của tác phẩm. Nó mang dấu hiệu của sự sống, của mùa sinh sôi nảy nở, “những chiếc váy hóa đã đem ra phơi trên mỏm đá xòe như con bướm sặc sỡ”. Mị đã ý thức được sự sống. Mị đến góc nhà, lấy ống mỡ, “xắn một miếng bỏ thêm vào đia đèn cho sáng”. Dường như Mị không chỉ thắp sáng căn phòng mà là thắp lên sự sống, thắp sáng cuộc đời của cô. Ánh sáng tuy le lỏi của đèn dầu nhưng đủ mạnh mẽ trong ý thức của Mị. Ánh sáng và âm thanh của sáo đã cứu rỗi cuộc đời Mị. Cũng giống như ngọn lửa của bếp sưởi vào những đêm mùa đông “trên núi cao dài và buồn”, Mị chỉ biết chỉ còn ở với ngọn lửa. Phải chăng trong cái giá lạnh của nơi thiếu tình người này, đó là tia hi vọng, là nơi khiến trái tim của Mị được sưởi ấm, được sống với cuộc đời mà mình muốn. Đó có phải là mơ ước của riêng Mị hay không? Hay còn là của những người lao động vùng cao Tây Bắc được Tô Hoài thổ lộ thay cho?


Mị ý thức được sự sống nhờ có tiếng sáo. Cô với tay lấy cái váy hóa ở phía trong vách, sẵn tay quấn lại tóc. Nhưng thằng A Sử thấy được, nó trói Mị lại, quấn cả tóc Mị lên cột để không nghiêng đi đâu được. “Trong bóng tối, Mị đứng im lặng, như không biết mình đang bị trói. Mị vẫn nghe tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi, những đám chơi”. Tiếng sáo đối lập với “tiếng chân ngựa đạp vào vách”, nó thức tỉnh Mị. Mị nghĩ mình không bằng con ngựa. Sự đau đớn ấy của Mị dường như lại là điều đáng mừng. Bởi cô biết đau, biết rằng mình muốn sống, muốn thoát khỏi đây. Đâu còn Mị lầm lũi “như con rùa nuôi trong xó cửa”, chỉ biết làm việc và trông ra cửa sổ đến bao giờ chết thì thôi. Tiếng sáo như một giá trị nhân đạo mà Tô Hoài đã đưa vào tác phẩm để cứu Mị, nó còn là một nghệ thuật, nét chấm phá độc đáo trong bài đến nhường nào. Nếu không có tiếng sáo, liệu có khiến trái tim, con người trong Mị sống lại, có khiến Mị cắt dây, cởi trói cho A Phủ hay không? Liệu cô có thấy mình đang bị cột lại như A Phủ để rung cảm, để sợ người nào đó vô tội mất mạng trong tay bọn cường hào ác bá hay không?


Tóm lại, tiếng sáo là điểm nhấn cực kì ý nghĩa và mang tính trữ tình trong Vợ chồng A Phủ. Nếu thiếu tiếng sáo ta sẽ không thấy một Mị yêu đời muốn hòa mình với trời xuân như thế. Sẽ không có một ai có thể níu kéo phần đời còn lại của Mị và A Phủ như vậy nếu không có thanh âm kì diệu ấy. Tô Hoài đã thành công trong việc xây dựng nội dung và cốt truyện, thành công trong miêu tả tâm lí nhân vật và tố cáo tội ác của cường quyền và những hủ tục lúc bấy giờ.

Bài văn phân tích ý nghĩa chi tiết tiếng sáo trong
Bài văn phân tích ý nghĩa chi tiết tiếng sáo trong "Vợ chồng A Phủ" số 6
Bài văn phân tích ý nghĩa chi tiết tiếng sáo trong
Bài văn phân tích ý nghĩa chi tiết tiếng sáo trong "Vợ chồng A Phủ" số 6

xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |