Bài văn phân tích vẻ đẹp nghệ thuật trong "Chiếc thuyền ngoài xa" số 5
Nguyễn Minh Châu là một nhà văn được mệnh danh là người mở đường cho văn học Việt Nam ở thời kì đổi mới. Chiếc thuyền ngoài xa là truyện ngắn xuất sắc nhất của ông trong thời kì đổi mới đó. Từ cốt truyện đơn giản nhưng tác giả đã làm nên một tác phẩm có nhiều giá trị đạo đức của con người. Đặc biệt là làm nên thành công cho truyện thì Nguyễn Minh Châu đã sử dụng nhiều hình ảnh ẩn dụ để làm nổi bật ý nghĩa mà mình muốn truyền tải.
Trước tiên đó là hình ảnh về chiếc thuyền ngoài xa. Nguyễn Minh Châu đã dày công xây dựng nên một bức tranh cảnh biển trong sáng sớm thật đẹp và trong mắt của nghệ sĩ Phùng thì đó là một bức tranh “đắt” nhất mà anh từng thấy. Mũi thuyền in một nét mơ hồ nhòe trong sương mù có pha đôi chút màu hồng hồng do ánh mặt trời chiếu vào. Vài bóng người lớn lẫn trẻ con ngồi im phăng phắc giống như tượng trên chiếc mụi khum đang hướng mặt vào bờ. Tất cả mọi đường nét đều hiện lên một cách hài hòa ,đẹp và vẻ đẹp đó thật đơn giản toàn bích khiến đứng trước nó thì cảm thấy bối rối, trong trái tim cảm thấy như có cái gì đó bóp thắt vào.
Thế nhưng sau hình ảnh con thuyền và biến ấy chúng ta lại thấy được một nghịch lí hết sức oái oăm,sau khi chụp được cảnh bức họa ấy thì nghệ sĩ đã chứng kiến được một cảnh hết sức đau lòng. Đó là hình ảnh của hai người vợ chồng ,thấy người chồng đánh vợ mình không thương tiếc . “Anh lấy chiếc thắt lưng của mình mà quất vào lưng vào mặt vợ không thương tiếc. Người đàn bà chỉ biết cam chịu đau đớn, chân hình chữ bát , mặt thì giỗ, tấm lưng gù với tà áo bạc phếch” .Khi chứng kiến được cảnh này đều làm cho con người ta đủ xót xa, và những đặc điểm ấy đủ đê cho chúng ta thấy được rằng người đàn bà đó hẳn là phải khổ sở như thế nào sau những trận roi đòn.
Qua hình ảnh người đàn ông đánh vợ của mình bên chiếc xe tăng cũng cho thấy đó là một hình ảnh ẩn dụ về chiếc xe, đó không chỉ là cuộc sống khổ cực về vật chất mà còn về tinh thần. Chiếc xe thể hiện sự sót lại của chiến tranh trong cuộc sống đổi mới, khi thời kì đổi mới rồi nhưng vẫn còn có những con người phải sống khổ cực, họ phải chịu hậu quả trong tàn dư của chiến tranh. Không những là người chồng đánh vợ mà thằng con vì căm gét cha mình vì tội đánh vợ cho nên muốn giết cả cha của mình. Đó chính là nghịch cảnh oái oăm ẩn nấp sau cảnh đắt giá kia.
Hình ảnh ẩn dụ nghệ thuật ở đây được thể hiện một cách sâu sắc, đằng sau cái nghệ thuật ấy chưa chắc đã thực sự là một cái thiện mà nó còn chứa cả những cái tàn bạo trong cuộc sống. Chính vì nghệ thuật là chân lí của đạo đức cho nên nghệ thuật phải phải phản ánh được đời sống, luôn đi liền và không hề tách rời nó. Như thế mới khiến cho phùng vừa phát hiện được cái đẹp lại vừa thấy được đằng sau cái đẹp ấy.
Hình ảnh người đàn bà làng chài cũng là một hình ảnh ẩn dụ, với ngoại hình và tính cách chịu đựng của người đàn bà chúng ta đã thấy được hình ảnh của những con người khổ cực mặc dù đã ở trong thời kì đổi mới dân chủ. Người phụ nữ ấy hi sinh cam chịu , từ chối sự giúp đỡ của Phùng để quay về với cuộc sống ấy. Đó là vì cái gì? Đó là vì những đứa con, hi sinh chịu đựng những trận roi đòn từ người chồng nhưng vẫn không nói nửa lời là bởi vì những đứa con . Nghệ thuật ẩn dụ ở đấy chính là vẻ đẹp của sự nhẫn nhịn, vì gia đình mà quên đi bản thân mình.
Người đàn ông vũ phu này thực chất ngày xưa là một người hiền lành tháo vát nhưng vì cuộc sống đã khiến cho anh như vậy. Nghệ thuật ẩn dụ ở đây chính là vì cuộc sống quá khổ cực đã làm cho con người trở nên như vậy.
Như vậy qua đây chúng ta có thể thấy được Nguyễn Minh Châu đã rất dày công khi xây dựng hình ảnh nhân vật, từ hình ảnh của bức tranh cho đến hình ảnh về số phận của con người toàn cảnh xã hội. Từ đó mà tác giả muốn nói lên quan niệm của mình về nghệ thuật trong cuộc sống. Chúng luôn đi liền với nhau mà không thể tách rời nhau được.