Bài văn phân tích văn bản "Ý nghĩa của văn chương" số 8
Hoài Thanh (1909 - 1982) là cây bút phê bình xuất sắc, Những bài bình cửa ông rất đặc sắc, tài hoa. Tên tuổi ông trở thành bất tử với tác phẩm Thi nhân Việt Nam (1942). Bài Ý nghĩa văn chương của Hoài Thanh viết đã trên 60 năm, nhưng ngày nay chúng ta đọc vẫn tìm được nhiều điều thú vị.
Hai chữ “văn chương” trong bài văn này mang nghĩa hẹp, đó là tác phẩm thơ văn, là vẻ đẹp của câu thơ, lời văn. Đây là một bài báo ngắn, nên Hoài Thanh chỉ nói được một số điều, một số ý kiến về ý nghĩa văn chương.Tác giả vào đề bằng một câu chuyện đời xưa kể chuyện một thi sĩ Ấn Độ đã khóc nức nở khi nhìn thấy một con chim bị thương..., tác giả chỉ ra rằng: “Tiếng khóc ấy, nhịp đau thương ấy chính là nguồn gốc của thi ca”. Hoài Thanh vào đề một cách có duyên, nhẹ nhàng, hấp dẫn. Cách mở bài ấy được gọi là “dụ khởi” (lối mở bằng ví dụ, Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn cũng có cách mở bài như thế). Từ câu chuyện hoang đường ấy, tác giả nêu rõ nguồn gốc của văn chương là gì. Đó là lòng thương người và rộng ra là thương cả muôn vật, muôn loài. Nói một cách khác, hiểu một cách khác, cảm hứng thơ văn là tình thương.Ý nghĩa văn chương là “hình dung sự sống, hoặc sáng tạo ra sự sống”.
Nguồn gốc của văn chương “cũng là giúp cho tình cảm và gợi lòng vị tha”. Hoài Thanh đã có một cách nói riêng, chỉ ra hai chức năng của văn chương là nhận thức và giáo dục. Văn học phản ánh hiện thực, nâng cao nhận thức hiện thực, giúp người đọc “hình dung sự sống muôn hình vạn trạng”; văn học còn “sáng tạo ra sự sống”, đó là điều kì diệu của thơ văn. Ví dụ, khi đọc những bài thơ như Khoảng trời, hố bom (Lâm Thị Mĩ Dạ), Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật)..., ta hình dung được, hiểu được cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân ta trải qua muôn vàn khó khăn ácNguồn gốc của văn chương “là tình cảm, là lòng vị tha”; thơ văn đích thực có “mãnh lực lạ lùng” có thể làm cho độc giả vui, buồn, mừng, giận... Đó chính là tính giáo dục của văn chương.
Văn chương có tính nhân bản đã góp phần nhân đạo hóa con người. Quan niệm của Hoài Thanh về nguồn gốc, về công dụng của văn chương rất tiến bộ, đúng đắn. Ta yêu kính cha mẹ hơn, hiếu thảo hơn khi đọc bài ca dao “Công cha như núi Thái Sơn”. Ta thầm nhớ công ơn người trồng cây, gieo hạt bởi nhờ họ, ta được nếm hương đời, vị đời:“Ai ơi bưng bát cơm đầyDẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần”.Văn chương rất kì diệu, thể hiện những ước mơ, khát vọng của con người, “gây cho ta những tình cảm ta không có (hoặc sẽ có), luyện những tình cảm ta sẵn có” như Hoài Thanh đã nói.
Thương người, yêu quê hương đất nước, yêu thiên nhiên, say mê học tập và lao động, sáng tạo, mơ ước vươn tới những chân trời bao la..., những tình cảm ấy là do cuộc sống, do văn chương mà tâm hồn ta được bồi đắp.Văn chương làm cho cuộc đời thêm đẹp, cuộc sống thêm sắc màu ý vị, phong phú hơn, đẹp đẽ hơn. Đúng như tác giả đã viết: “Cuộc đời phù phiếm và chật hẹp của cá nhân vì văn chương mà trở nên thâm trầm và rộng rãi đến trăm nghìn lần”.“Tôi yêu sông xanh, núi tím; tôi yêu đôi mày ai như trăng mới in ngần và tôi cũng xây mộng ước mơ, nhưng yêu nhất mùa xuân..” (Vũ Bằng).
“Khi chén rượu, khi cuộc cờ
Khi xem hoa nở, khi chờ trăng lên”.
(Truyện Kiều - Nguyễn Du)
Cuộc đời không thể thiếu văn chương. Văn chương sáng tạo ra cái đẹp, làm cho ta thấy cuộc đời đẹp hơn, đáng yêu hơn. Hoài Thanh đã dùng hình ảnh gợi cảm để diễn tả ý đó: “Từ khi các thi sĩ ca tụng cảnh núi non, hoa cỏ, núi non, hoa cỏ trông mới đẹp; từ khi có người lấy tiếng chim kêu, tiếng suối chảy làm đễ ngâm vịnh, tiếng chim, tiếng suối nghe mới hay”.Vai trò, vị thế của văn nhân, thi sĩ rất to lớn. Nhân loại, các dân tộc, nếu “xóa các thi nhân văn nhân”, nếu “xóa hết những dấu vết họ còn lưu lại” (tác phẩm) thì xã hội và cuộc đời sẽ “nghèo nàn” đến bực nào! Cảm xúc của Hoài Thanh như tràn ra trang giấy.
Bàn về ý nghĩa văn chương, Hoài Thanh đã đưa ra những lí lẽ xác đáng về nguồn gốc và công dụng của thơ văn. Giá trị nhân bản và tính nhân văn của văn chương đã được tác giả nêu bật một cách sáng tỏ. Cách viết nhẹ nhàng, biểu cảm, sử dụng hình ảnh có duyên và đậm đà, do đó lí lẽ của Hoài Thanh nêu ra tuy không mới, nhưng đầy sức thuyết phục.