Bài văn phân tích triết lý sống trong "Hồn Trương Ba, da hàng thịt" số 7
“Hồn Trương Ba da hàng thịt” là một vở kịch nổi tiếng của tác giả Lưu Quang Vũ được dựng theo cốt truyện tưởng tượng trong dân gian Việt Nam. Tuy nhiên, nếu như trong câu chuyện gốc “Hồn Trương Ba da hàng thịt” chỉ dừng lại ở việc tranh giành giữa hai người vợ khi ai cũng cho đó là chồng mình, rồi cả hai bà vợ Trương Ba và anh hàng thịt kéo nhau ra tòa, sau đó tòa xử cho vợ Trương Ba thắng kiện.
Câu chuyện chỉ có ý nghĩa giải trí vui vẻ đơn giản, gây ra những tiếng cười hài hước cho người đọc. Thì trong vở kịch của Lưu Quang Vũ ông đã đưa câu chuyện sang một tầm cao mới thể hiện những triết lý sống sâu sắc. Đó chính là mâu thuẫn giữa tâm hồn và thể xác con người. Nhu cầu xác thịt, khiến cho bản chất tâm hồn của con người có lúc phải thay đổi để thỏa mãn nhu cầu đó. Việc vay mượn thể xác người khác để sống là một việc làm đem lại nhiều hậu quả đáng tiếc là một vở kịch nổi tiếng được Lưu Quang Vũ xây dựng dựa trên một câu chuyện dân gian về nhân vật Trương Ba giỏi chơi cờ và cái chết oan ức của ông.
Sau khi xem xong vở kịch khán giả không chỉ cảm nhận được những tiếng cười mà còn có những suy nghĩ trăn trở về nhân sinh, hạnh phúc. Hồn Trương Ba da hàng thịt kể về một ông lão Trương Ba trên 60 tuổi rất mê đánh cờ tướng, và nổi tiếng là vua cờ trong làng với những nước cờ vô cùng bí hiểm, khó gỡ. Không có ai là địch thủ của ông trong lĩnh vực này, nhưng một hôm Đế Thích đi qua ngôi làng Trương Ba ở thấy Trương Ba mê cờ tướng nên đã chơi cùng nhau. Đế Thích là người tiên giới nên ông có thể giải được những nước cờ của Trương Ba nên hai người kết giao bằng hữu thân thiết với nhau.
Do sự tắc trách sơ xuất của Nam Tào nên Trương Ba chẳng may bị chết oan. Sau khi gia đình Trương Ba làm lễ chôn cất ông xong, Đế Thích xuống chơi cờ không tìm thấy Trương Ba, biết Trương Ba chết oan nên Đế Thích tìm cách mượn xác hoàn hồn. Đúng lúc đó, trong làng có anh hàng thịt vừa mới chết xong xác chưa kịp đem chôn cất. Đế Thích liền làm phép cho hồn Trương Ba nhập vào đó rồi anh hàng thịt mở mắt, từ trong quan tài bước ra khiến vợ con kinh thiên động địa, sau đó cũng vui mừng khôn xiết. Nhưng anh hàng thịt nhất định nhận mình là Trương Ba rồi chạy về nhà mình tìm vợ. Vợ Trương Ba lúc đầu cũng không tin, nhưng thấy anh hàng thịt cư xử ăn nói, đặc biệt là tài cờ tướng giống hệt chồng mình khi còn sống nên đã tin dần. Cuộc mâu thuẫn tranh chấp chồng xảy ra giữa hai bà vợ.
Hai người kéo nhau ra tòa, cuối cùng thì quan tòa xử cho vợ Trương Ba thắng kiện, Trương Ba được về nhà ở với vợ con mình. Trương Ba về nhà sống với người thân nhưng mọi vấn đề nảy sinh từ đây. Từ một ông lão nông dân làm vườn nho nhã, Trương Ba dần dần trở thành người phàm phu tục tử dần đi. Xưa kia ông không ăn tiết canh, rượu thịt chó nhưng sống trong thân xác anh hàng thịt to cao vạm vỡ, Trương Ba có lúc lại thèm rượu thịt, rồi cơ thể béo tốt kia khiến ông ăn khỏe hơn, bàn tay bàn chân vụng về, với những ngón tay to múp míp.
Giọng nói của Trương Ba trước kia từ tốn khiến ai cũng phải kính nể thì nay nó to oang oang, ồm ồm khiến người khác giật mình ghê sợ. Đã thế anh hàng thịt rất nóng tính thường xuyên đánh vợ, hồn Trương Ba ở trong thân xác anh cũng có lúc không làm chủ được cơn giận dữ của mình. Cuộc sống của Trương Ba khi ở trong thân xác anh hàng thịt trở nên éo le, thân xác có nhu cầu riêng của nó mà lý trí tâm hồn không thể nào kìm chế được. Trương Ba vô cùng đau khổ, khi mà cô con dâu người vốn rất nể trọng bố chồng, người hiểu cho hoàn cảnh éo le của ông nhất cũng có lúc phải thốt lên rằng “Đến con có lúc cũng không nhận ra được thầy nữa”.
Cháu gái của ông cũng không nhận ra ông, xưa kia hai ông cháu quấn quýt với nhau suốt ngày. Nó tôn trọng yêu mến ông là thế, thì nay hễ thấy ông nội lại gần thì nó tránh ra xa. Nó nhất quyết không nhận ông là ông nội của nó. Quá đau đớn tuyệt vọng, Trương Ba hẹn Đế Thích gặp mặt nói chuyện rồi ông xin cho mình được chết hắn. Cuộc sống vay mượn thân xác, hồn một nẻo, xác một nơi khiến cho Trương Ba vô cùng tuyệt vọng, những mâu thuẫn trong gia đình ông cũng xuất phát từ đây khiến ông vô cùng đau đớn.
Trong vở kịch của mình Lưu Quang Vũ đã xây dựng chi tiết hồn Trương Ba nói chuyện cùng thân xác anh hàng thịt. Cuộc nói chuyện vô cùng sâu sắc thâm thúy thể hiện sự đau khổ của tâm hồn Trương Ba khi không thể điều khiển được thể xác “Bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo”. Trương Ba cảm thấy ghê tởm thân xác của mình, chính thân xác to kềnh càng đó đã làm nảy sinh những ham muốn khác thường, làm đảo lộn cuộc sống thanh tao, nho nhã trước kia của Trương Ba. Cuộc sống xung đột này cho thấy thể xác là những tiếng nói bản năng, cũng có những nhu cầu đòi hỏi của thể xác.Sau khi đấu tranh với chính mình.
Trương Ba xin được chết hẳn, Đế Thích bảo Trương Ba hãy nhập vào xác cu Tị vừa mới chết, làm một đứa trẻ con sẽ thanh thản, và dễ sống hơn. Nhưng Trương Ba không đồng ý, ông chỉ xin Đế Thích một ân huệ cuối cùng là hãy cho cu Tị sống lại, bởi nhà cu Tị chỉ duy nhất nó là con trai nối dõi tông đường. Khi vở kịch khép lại hồn Trương Ba thoát khỏi xác anh hàng thịt, cụ Tị sống lại, còn hồn Trương Ba thì sống trong những ánh lửa, trong vườn cây trong nhà, trong những suy nghĩ tốt đẹp của mọi người nghĩ về mình. Đó chính là một kết thúc tốt nhất có lợi nhất cho tất cả các nhân vật.
Vở kịch “Hồn Trương Ba da hàng thịt” cho chúng ta một bài học sâu sắc về cái chết và sự sống, người ta chết nhưng vẫn sống trong suy nghĩ của mọi người còn hơn là sống mà nhưng chết, khi không ai yêu quý không ai nhận ra mình.