Bài văn phân tích triết lý sống trong "Hồn Trương Ba, da hàng thịt" số 4

Vở kịch “Hồn Trương Ba da hàng thịt” là một tác phẩm kinh điển nổi tiếng của tác giả Lưu Quang Vũ được xây dựng trên câu chuyện truyền miệng trong dân gian về một nhân vật có học nho nhã có tài chơi cờ nhưng bị chết một cách oan ức. Trong vở kịch của Lưu Quang Vũ có kết thúc khác với lại câu chuyện dân gian. Nếu như triết lý sống của câu chuyện gốc trong dân gian chỉ đơn giản nói về sự quan trọng của linh con người. Thi trong vở kịch của tác giả Lưu Quang Vũ triết lý sống của ông thể hiện sự hòa hợp giữa tâm hồn và thể xác chúng có mối quan hệ tương tác với nhau. Cũng như những nhu cầu tự nhiên và nhân cách. Con người ta có thể cố gắng hoàn thiện mình để có thể sống tốt hơn.


Nội dung của vở kịch nói lên nhân vật Trương Ba một lão nông hiền lành, được mọi người xung quanh yêu quý và có tài chơi cờ giỏi nổi tiếng. Nam Tào một người phụ trách công việc “Sổ đen” ông này nắm sinh tử trong tay. Nếu ông ta chấm ai người ấy sẽ hết thời gian sống tại trần gian. Do tắc trách nên Nam Tào đã chấm nhầm Trương Ba khiến ông phải chết oan, Đế Thích một nhân vật thích chơi cờ vốn là bạn của Trương Ba giúp cho Trương Ba lấy xác hoàn hồn bằng cách lấy hồn của Trương Ba nhập vào xác anh hàng thịt vừa mới chết chưa kịp đem đi chôn. Từ nay câu chuyện bắt đầu những bi kịch tình huống gây cấn, thu hút người xem.


Cốt truyện trong dân gian thì bi kịch chỉ xảy ra khi hai bà vợ là vợ Trương Ba và vợ của anh hàng thịt xảy ra tranh chấp về người chồng của mình ai cũng cho rằng đây là chồng mình. Sau cùng tòa xử cho vợ Trương Ba thắng kiện đưa được chồng về nhà chung sống. Tuy nhiên, trong vở kịch của tác giả Lưu Quang Vũ không chỉ dừng lại như vậy tác giả khai thác sâu hơn đi vào tính cách nhân vật. Khi hồn Trương Ba được sống trong cơ thể anh hàng bán thịt cuộc sống của ông thật sự rất bi đát, éo le vô cùng. Bởi những nhu cầu thể xác đòi hỏi, nhưng nếp sống trần tục khiến cho linh hồn của Trương Ba vô cùng đau khổ, bởi Trương Ba vốn là người nho nhã, được mọi người yêu quý thì nay ông trở thành kẻ phàm phu tục tử…


Nên ông đã gặp Đế Thích xin cho mình chết thật, không cần phải hoàn hồn. Tác giả muốn gửi gắm tới người xem một triết lý sống cao đẹp, của con người có tâm hồn thanh cao, muốn giữ danh dự trong sạch chứ không cần sống mà làm cho hình ảnh của mình trong mắt mọi người trở nên hoen ố, dung tục. Cuộc sống sẽ chỉ thật sự có được hạnh phúc nếu con người được sống đúng là mình mà thôi. Nếu sống mà phải vay mượn thân xác người khác thì cuộc sống sẽ chỉ toàn bi kịch. Nếu sống vay mượn, chắp vá, không có sự hòa hợp về tâm hồn và thể xác thì con người chỉ gặp những bi kịch mà thôi. Cuộc sống chỉ thực sự hạnh phúc khi chúng ta được sống là chính mình, được hài hòa cả về thể chất lẫn tinh thần. Đây cũng chính là nội dung tư tưởng chủ đạo mà tác phẩm muốn hướng đến.


Tác giả Lưu Quang Vũ đã xây dựng nhiều tình huống dở khóc dở cười khi hồn Trương Ba nhập vào anh hàng thịt. Trương Ba vốn là người thanh cao, nho nhã nhưng từ khi ở trong thân xác của anh hàng thịt ông bỗng thèm ăn ngon, vì anh hàng thịt ngày nào cũng ăn ngon quen miệng. Thèm rượu thịt không còn thích những thú vui thanh cao trước đây ông vẫn thích. Nên Trương Ba vô cùng buồn bã. Một nhân vật Trương Ba chăm chỉ, hiền lành được mọi người yêu mến kính nể nay vì các xác to kềnh càng ham muốn nhiều nên trở thành kẻ phàm phu tục tử. Sức mạnh của những ham muốn trong thể xác kia của cái phần con kia càng ngày càng lớn nó chiến thắng ý chí của tâm hồn, kiến cho Trương Ba ước gì mình chết hẳn đi có lẽ sẽ tốt hơn.


Cuộc đấu tranh này thực chất là cuộc đấu tranh giữa tâm hồn và thể xác, giữa phần nhu cầu bản năng và sự khống chế bản năng của con người. Nó thực chất là cuộc chiến đấu giữa phần con và phần người trong mỗi chúng ta. Phần con luôn là những đòi hỏi để phục vụ sự sống, duy trì những điều khiến con người có thể tồn tại được. Còn phần người chính là linh hồn, là sự thanh cao trong suy nghĩ hướng con người ta tới những điều chân- thiện- mỹ.


Chính sự lệch chuẩn, khập khiễng giữa tâm hồn và thể xác khiến cho bản thân nhân vật Trương Ba cảm thấy mình sống mà như đã chết cảm thấy buồn phiền, ảo não. Những lời đối thoại của linh hồn Trương Ba với những thành viên trong gia đình của mình cho ta thấy một ông Trương Ba hoàn toàn khác. Chính vợ của Trương Ba còn cảm thấy đau khổ, buồn bã hơn cả khi ông chết thật.


Cô cháu gái thì xua đuổi không cho ông bé mình vuốt ve mình vì bàn tay to bè, thô lỗ, chân thì to như cái xẻng, bàn chân ông dẫm xuống đất làm chết mấy cây xanh mà ông nội Trương Ba của cô bé đã trồng trước kia. Cô con dâu của ông vốn là người thương yêu quý trọng bố chồng mình thì nay cũng phải thốt lên rằng “chính con cũng có lúc không nhận ra thầy nữa…” Đến người thân yêu nhất trong gia đình mà còn không thể chấp nhận ông trong thân xác của anh hàng thịt, thì ông còn sống trên đời này để làm gì nữa. Tâm hồn Trương Ba vô cùng tuyệt vọng nên ông đã có một quyết định liều lĩnh và dứt khoát “Tôi không muốn nhập và hình của ai hết. Tôi đã chết , hãy để tôi chết hẳn”.


Vở kịch kết thúc khi linh hồn của nhân vật Trương Ba đã hoàn toàn rời khỏi xác anh hàng thịt và ra đi vĩnh viễn. Nhiều người xem cho rằng kết thúc như thế thì Trương Ba không phải chết nhưng rồi vẫn chết thật, oan uổng cho ông ta quá. Nhưng thực ra đây là cái kết vô cùng viên mãn bởi vì khi Trương Ba quyết định ra đi vào cõi vĩnh hằng ông đã nhường cơ hội sống lại cho một cậu bé tên là cu Tý . Còn Trương Ba ông tuy đã chết nhưng vẫn sống trong lòng những người thân yêu của mình là một Trương Ba nhân hậu, hiền lành nho nhã.


Vở kịch này đã cho chúng ta một triết lý sống mới đó là hãy sống sao cho đáng sống, sống là chính mình như thế ý nghĩa hơn là sống mà vay mượn, phải làm những điều không còn giống mình, đánh mất tâm hồn thanh cao. Sống như phần con mà thôi.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |