Bài văn phân tích "Tôi có một ước mơ" (Ngữ văn 11 - SGK Kết nối tri thức) - mẫu 8

Mác- tin Lu- thơ Kinh là một mục sư, đồng thờ là một trong những nhà hoạt động dân quyền có sức ảnh hưởng rất lớn trong lịch sử của nước Mỹ. Ông đã dành cả cuộc đời mình để đấu tranh không ngừng nghỉ trong phong trào đấu tranh bất bạo động, đây cũng chính là bước đầu đặt nền móng đòi lại sự bình đẳng giữa các sắc tộc tại Mỹ.


Mác- tin Lu- thơ Kinh sinh ngày 15 tháng 1 năm 1929 và mất năm 1968, là người Mỹ gốc Phi . Ông từng tốt nghiệp cử nhân tại một trường đại học dành riêng cho những người da màu. Trước khi nhận bằng tiến sĩ thì Mác- tin Lu- thơ Kinh đã trở thành mục sư, và quản nhiệm nhà thờ. Nơi đây chính là cái nôi sản sinh ra các cuộc vận động đấu tranh cho phong trào dân quyền trên toàn đất nước Mỹ. Và sau nhiều năm nỗ lực, ngày 14 tháng 10 năm1964, ông chính thức trở thành nhân vật trẻ tuổi nhất được chọn để trao tặng Giải thưởng Nobel Hòa bình nhờ những đóng góp to lớn trong công cuộc dành quyền bình đẳng, chấm dứt sự kì thị, phân biệt chủng tộc cho người da màu.


Có thể nói di sản lớn nhất trong cuộc đời ông là những hành trình đi khắp muôn nơi để chia sẻ kinh nghiệm, diễn thuyết về những cuộc đấu tranh của mình đã tạo nên những bước ngoặt lớn trong đời sống xã hội và tình hình chính trị tại nước Mỹ. Một trong số đó, phải kể tới bài diễn văn lịch sử nổi tiếng khắp năm châu "Tôi có một ước mơ" được Mác- tin Lu- thơ Kinh đọc tại bậc thềm trước Đài tưởng niệm ở thủ đô Washington vào ngày 28 tháng 8 năm1963.


Mở đầu bài diễn văn, Mác- tin Lu- thơ Kinh bày tỏ niềm sung sương và hạnh phúc khi được phát biểu tại nơi này: "Tôi rất vui được tham gia cùng các bạn ngày hôm nay vào cuộc biểu tình cho tự do như là một sự kiện tuyệt vời nhất sẽ đi vào lịch sử đất nước của chúng ta”.


Một trăm năm trước đây, đã từng có một vĩ nhân Hoa kỳ, chính là người mà giờ đây ông cùng với quần chúng đang đứng dưới bóng biểu tượng, ngài ấy đã đặt bút mà ký Bản Tuyên Cáo Giải phóng Nô lệ. Chính bản tuyên cáo vĩ đại ấy đã đã trở thành ngọn hải đăng với biết bao niềm hy vọng thắp sáng cho cuộc sống của hàng triệu người nô lệ da đen, những người đã cùng cực, héo khô, mòn mỏi đã phải chịu những áp bức, bất công. Bản tuyên cáo đến như một ánh bình minh thật rạng rỡ, soi rọi và chấm dứt cho những tăm tối của tù ngục.


Ấy vậy mà một trăm năm đã qua đi, nhưng những người da đen vẫn chưa thoát khỏi sự áp bức, vẫn chưa nhận được tự do mà họ xứng đáng được. Họ vẫn phải sống trong sự phân biệt chủng tộc, bị những xiềng xích của sự kỳ thị, chế nhạo làm cho tàn tật. Phải chật vật, lặn lội sống trên một hòn đảo đói nghèo, cô đơn, hiu quạnh giữa một đại dương bao la bát ngát của vật chất và sự phồn vinh. Và như vậy, ông đã lên án và phô bày những góc khuất, tình trạng đáng xấu hổ này trước toàn thể công chúng.


Và trong khoảnh khắc ấy Mác- tin Lu- thơ Kinh đã kêu gọi: ” Đây không còn là lúc để lẫn tránh trong sự xoa dịu xa xứ hay trong những liều thuốc an thần rằng mọi việc sẽ từ từ thay đổi. Đây là lúc chân thật hóa những lời hứa. dân chủ. Đây là lúc chúng ta giải thoát khỏi bóng đêm và cái thung lũng hoang tàn của sự phân biệt chủng tộc để bước lên con đường chan hoà ánh nắng của sự bình đẳng về chủng tộc. Giờ đây đã là lúc cần mang đất nước ra khỏi vùng cát lún của sự bất công phân biệt chủng tộc đến tảng đá vững chắc của tình anh em. Đây là lúc hiện thực hoá công lí cho tất cả những người con của Tạo Hoá.” Đồng thời ông cũng nhấn mạnh tính cấp bách của vấn đề trong của thời điểm này, chính là lúc công lí cần xuất hiện , nếu không đất nước này phạm một lỗi lầm chí tử.


Và cao trào của bài diễn văn được đẩy lên mạnh mẽ là khi Mác- tin Lu- thơ Kinh bày tỏ những ước mơ, khát khao về sự tự do và công bằng chính đáng qua câu nói được ông lặp đi lặp lại: "Tôi mơ rằng":


“Tôi mơ rằng một ngày kia đất nước của chúng ta sẽ vươn lên và sống đúng ý nghĩa với niềm tin rằng: “Con người sinh ra vốn bình đẳng điều chúng ta tin là sự thật hiển nhiên”


“Tôi mơ rằng một ngày kia trên những ngọn đồi đỏ rực ở Gioóc-gia, con cháu của những người nô lệ năm xưa cùng con cháu của các chủ nô ngày trước sẽ có thể ngồi bên nhau quanh chiếc bàn của tình huynh đệ. chủ nông”


“Tôi mơ rằng một ngày kia, dù bang Mi-xi-xi-pi ngột ngạt bởi cái nóng của sự bất công và đàn áp cũng sẽ biến thành ốc đảo của tự do và công lí.”


“Tôi mơ rằng sẽ có một ngày bốn đứa con nhỏ của mình được sống trong một quốc gia, nơi chúng không bị đánh giá bởi màu da mà bởi phẩm cách của chúng”


Từ những phát biểu và đặc biệt là qua bài diễn thuyết trên, ông đã thành công làm lay động tới trái tim của quần chúng, qua đó đã góp phần gây áp lực đến Quốc hội Mỹ thông qua Đạo luật Dân quyền ban hành năm 1964 dưới thời của Tổng thống Lyndon Johnson, đã ghi rõ quy định cấm phân biệt hay đối xử bất công đối với các chủng tộc, màu da, tôn giáo khác biệt trên khắp nước Mỹ.


Tính đến thời điểm hiện tại, đã hơn 50 năm trôi qua kể từ ngày qua đời của Mác- tin Lu- thơ Kinh trong một vụ ám sát bằng súng diễn ra vào tối ngày 4 tháng 4 năm 1968. Tuy ông đã ra đi, những những giá trị di sản của ông để lại vẫn mang tầm ảnh hưởng rất lớn trong lịch sử đồng thời là một bài học để đời đối với nước Mỹ và nhất là đối với những người da màu.

Ảnh minh hoạ (Nguồn internet)
Ảnh minh hoạ (Nguồn internet)

xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |