Bài văn phân tích "Tôi có một ước mơ" (Ngữ văn 11 - SGK Kết nối tri thức) - mẫu 6

Ngày 28 tháng 8 năm 1963, Martin Luther King đọc bài diễn văn nổi tiếng “I Have a Dream” (Tạm dịch: Tôi có một giấc mơ) từ những bậc thềm của Đài Tưởng niệm Lincoln tại Washington, D.C., trước 250.000 người ủng hộ phong trào đòi quyền công dân.


Và cao trào của bài hùng biện là khi Martin Luther King bày tỏ giấc mơ về tự do và nhân quyền trước công chúng. “Tôi có một giấc mơ…”, những lời nói ấy đã đưa ông trở thành một trong những người có ảnh hưởng lớn nhất đến nước Mỹ hiện đại, cùng với tổng thống Thomas Jefferson và tổng thống Abraham Lincoln.


Chế độ nô lệ và sự phân biệt chủng tộc đối với người da đen luôn là một mảng quan trọng trong lịch sử cận – hiện đại của Hoa Kỳ. Từ năm 1500, trong những chuyến tàu chở nô lệ đầu tiên đến Mỹ, những người nô lệ da đen bị lùa từ châu Phi sang. Họ bị đối xử như súc vật đúng nghĩa (vì luật pháp bấy giờ không coi họ là con người), làm việc 16 giờ 1 ngày và không được hưởng bất cứ quyền gì (Nếu bạn muốn hiểu rõ hơn về tình cảnh của những nô lệ da đen thời kỳ đầu, có thể đọc thêm cuốn “Cội Rễ” miêu tả về 7 thế hệ người da đen bắt đầu từ ông tổ bị bắt ở châu Phi đến thế hệ cuối cùng được giải phóng).


Từ đó (đến tận ngày nay) người da đen vẫn liên tục đấu tranh cho quyền con người của mình với ước mong được bình đẳng với những con người khác. Trong quá trình đấu tranh đó, xuất hiện 2 người vĩ đại tạo nên những bước ngoặc quan trọng.


Người đầu tiên là tổng thống Abraham Lincoln với quyết tâm xoá bỏ chế độ nô lệ. Quyết tâm này đã dẫn đến cuộc nội chiến Mỹ giữa chủ nô miền Nam và những người giải phóng nô lệ miền Bắc (nếu ai thích có thể đọc lại “Cuốn Theo Chiều Gió”). Ông đã thành công và người da đen được xem như là “người” tại nước Mỹ. Vì những tranh đấu của mình mà ông bị ám sát chết!


Tuy nhiên, sau khi xoá bỏ chế độ nô lệ, người da đen vẫn bị đối xử như những người “hạ đẳng” trong xã hội, họ phải đi học ở trường riêng, ăn riêng, uống riêng, đi vệ sinh trong các nhà vệ sinh dành riêng cho người da đen. Và những cái “riêng” này thì luôn tồi tệ.

Martin Luther King là người vĩ đại thứ 2, ông đã cống hiến cuộc đời mình, tiếp nối các thành quả của Lincoln, tiếp tục chiến đấu giành quyền bình đẳng thực sự cho người da đen: được hưởng nền giáo dục bình đẳng, quyền công dân bình đẳng (như đi bầu cử). Ông đã có những thành công lớn và ngày nay người da đen được bình đẳng về nguyên tắc với người da trắng. Vì những tranh đấu của mình, ông cũng bị ám sát chết!


Sự phân biệt chủng tộc bám rễ sâu trong lòng người Mỹ và không dễ dàng nhổ ra trong 1 lúc. Trở lại các tranh đấu của King, ông đã kiên trì theo đuổi đường lối bất bạo động, chỉ tác động đến suy nghĩ của người dân thông qua các cuộc biểu tình, tuần hành và phương tiện thông tin đại chúng. Ông tổ chức những cuộc phản kháng nhằm chống lại hệ thống kỳ thị tại các tiểu bang miền Nam Hoa Kỳ, được biết với tên luật Jim Crow, thu hút sự chú ý rộng rãi của các phương tiện truyền thông.


Qua tiếp xúc với ông, nhiều nhà báo và quay phim đã làm nên những bài báo, những thước phim được chiếu trên truyền hình về cuộc sống thường nhật của người da đen miền Nam, đầy ắp sỉ nhục và luôn bị tước đoạt, dấy lên một làn sóng đồng cảm lan tỏa rộng khắp trong nhân dân Mỹ.


Năm 1955, ông lãnh đạo phong trào tẩy chay xe bus sau sự kiện Rosa Parks (người phụ nữ da đen bị bắt giữ vì từ chối nhường chỗ ngồi trên xe buýt cho một người đàn ông da trắng theo qui định của Luật Jim Crow) cho đến khi phán quyết của Tòa án Liên bang cấp Quận ra lệnh chấm dứt các hành vi phân biệt chủng tộc trên mạng lưới xe buýt ở Montgomery.


Năm 1963, ông nằm trong ban tổ chức “Cuộc Diễu hành đến Washington vì Việc làm và Tự do” nhằm đưa ra 1 loạt thỉnh cầu về quyền bình đẳng của người da đen: như chấm dứt tình trạng kỳ thị chủng tộc tại trường công, ban hành các đạo luật bảo vệ dân quyền, bao gồm luật cấm phân biệt màu da trong tuyển dụng, bảo vệ người đấu tranh cho dân quyền khỏi sự bạo hành của cảnh sát cũng như ấn định mức lương tối thiểu, và quyền tự trị cho Đặc khu Columbia.


Ngay tại Đài Tưởng niệm Lincoln, ông đã đọc bài diễn văn này, được xem là một trong những bài diễn văn vĩ đại nhất trong lịch sử và được nhiều người xem là là bài diễn văn xuất sắc nhất thế kỷ 20.


Ông đã khéo léo trích dẫn hay nhắc đến những nguồn không thể chối cãi để tạo nên sức mạnh của bài diễn văn: Kinh Thánh, bài Tuyên Ngôn Nhân Quyền (Tuyên Ngôn Độc Lập của Hoa Kỳ), Diễn văn Gettysburg.


Lập luận logic, dẫn chứng chắc chắn, giọng văn mạch lạc đã thể hiện được 1 bầu nhiệt huyết to lớn với người nghe. Tất cả những điều này tạo thành một bài diễn văn rung động lòng người.

Ảnh minh hoạ (Nguồn internet)
Ảnh minh hoạ (Nguồn internet)

xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |