Bài văn phân tích tính sử thi số 5

Nguyễn Trung Thành là một trong những nhà thơ tiêu biểu cho nền văn học hiện đại. Văn phong của ông được nuôi dưỡng và xuyên suốt qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ của dân tộc. Nguyễn Trung Thành có một tình yêu thương và gắn bó mật thiết với núi rừng Tây Nguyên. Một trong những tác phẩm đặc sắc không thể không kể đến đó là tác phẩm rừng xà nu. Tác phẩm đã khắc tạc nên bức chân dung tuyệt đẹp, mang tầm vóc sử thi tráng lệ của người anh hùng Tây Nguyên Tnú.


Vẻ đẹp sử thi là những vẻ đẹp mang khuynh hướng ngợi ca. Đây là nét đặc sắc của chủ nghĩa lãng mạn. Các nhà văn thường sử dụng ngòi bút đặc sắc này để tô vẽ cho hình tượng vị anh hùng đại diện cho cả một cộng đồng, một dân tộc. Tnú là nhân vật mang đậm tính sử thi. Vẻ đẹp sử thi của người anh hùng Tnú chính là biểu trưng cho nét đẹp cho sức mạnh của buôn làng Xô man, của núi rừng dân tộc Tây Nguyên. Những thăng trầm nổi trôi trong cuộc đời anh cũng chính là số phận cuộc đời con người Tây Nguyên.


Tnú mang trong mình cái tính cách, khí phách của người anh hùng sử thi. Cái phẩm chất ấy được hun đúc ngay từ khi Tnú còn bé. Khi học chữ cùng Mai vì hay quên nhưng Tnú không nản lòng, quệt nước mắt nhờ Mai chỉ lại cho. Học cái chữ có hơi chậm nhưng đi đường núi thì Tnú thông minh lắm, cứ leo lên cây rồi xé rừng mà,, không đi theo đường mòn để tránh bị địch phát hiện. Tnú và Mai còn trẻ nhưng gan góc vô cùng, dù bọn địch lấy đầu anh Sút, bà Nhan làm gương hăm dọa nhưng Tnú và Mai vẫn hăng hái vào rừng tiếp tế cho bộ đội rồi lại đi làm giao liên cho anh Quyết. Tnú thoăn thoắt chẳng ngại chị, chẳng sợ chi chỉ một lòng hướng về Đảng về cách mạng sáng soi.


Cả cuộc đời Tnú chỉ một lòng sắt song trung thành với lá cờ của Đảng. Khi đi giao liên bị giặt bắt rồi hành hạ dã man, lưng chém ngang dọc chi chít đầy nhưng vết dao sắc nhọn nhưng Tnú vẫn nhất quyết khăng khăng không khai ra cộng sản.

Trang sách cuộc đời của Tnú là biểu tượng cho số phận dân tộc Tây Nguyên. Cuộc đời Tnú cũng giống như cuộc đời buôn làng Xô man vậy. Khi Tnú chưa cầm vũ khí đứng lên anh phải hứng chịu biết bao đau thương, bao mất mát, phải cắn răng nhìn bọn giặc ác hành hạ vợ con mình, giết chết vợ trẻ con thơ, phải đau đớn để chúng giày vò lấy nhựa xà nu đốt hết hai bàn tay mình. Cũng giống như anh khi buôn làng còn cam chịu cúi đầu dưới bọn thực dân, chưa đứng lên cầm vũ khí nổi dậy buôn làng cũng phải chịu biết bao uất ức, biết bao đau khổ: Giặc đi trong rừng như con beo. Lính của nó cầm lưỡi lê dính máu, cũng đỏ như màu mũ đỏ của nó…bị giặc lùng, bị súng rền vang. Ông Sút và bà Nhan bị giặc giết rồi treo cổ. Mẹ con Mai bị chúng nó hành hạ thê thảm; cả rừng cây xà nu không cây nào không bị thương, bị tàn phá ghê gớm…Rồi cái đêm Tnú bị thiêu đốt 10 đầu ngón tay cái đêm lịch sử ấy sau bao tháng ngày dồn nét tinh thần, cả dân làng Xô Man đã đứng dậy cầm chông cầm giáo cầm mài “ào ào rung động cả rừng cây” giết hết bọn giặc. Và “Thế là bắt đầu rồi! Đốt lửa lên! Tất cả người già, người trẻ, người đàn ông, người đàn bà, mỗi người phải tìm lấy một cây giáo, một cây mác, một cây vụ, một cây rựa. Ai không có thì vót chông, năm trăm cây chông! Đốt lửa lên!”


Cả rừng rực cháy, và ý chí sự vùng dậy của cả buôn làng Xô Man cũng đang rực cháy quyết liệt. Hình tượng Tnú chính là hình ảnh đại diện cho các thế hệ buôn làng Xô Man hùng dũng trong kháng chiến. Khi còn bé Tnú được buôn làng nuôi dưỡng, đùm bọc, được anh Quyết dạy chữ, được cụ Mết dạy cho cách sống cho phải đạo. Lớn lên Tnu thay các bác, các chú các thanh niên dũng cảm đi làm giao liên, tiếp tế cho cộng sản ở trong rừng. Sau khi được đồng bào cứu giúp, trưởng thành Tnu trở thành một người cộng sản, một cán bộ cách mạng anh hùng, tận tâm phục vụ cho Đảng cho Nhà nước. Và sau này có lẽ Dít, có lẽ đàn em tiếp theo sẽ tiếp nối chân Tnu làm nên những chiến công cách mạng vang danh dân tộc Tây Nguyên.


Vẻ đẹp sử thi của Tnú được biểu hiện rõ nét nét nhất qua hình tượng đôi bàn tay. Khi còn nhỏ đôi bàn tay Tnú đã biết làm nương làm rẫy phục vụ cho cuộc sống, rồi tự lấy đá đập vào đầu mình vì học hay quên không sáng dạ bằng mai. Đôi bàn tay ấy cũng tỉ mỉ cần cù luyện từng nét chữ anh Quyết dậy và gan dạ chỉ vào bụng mình cao đầu mà nói rằng ; “Cộng sản ở đây này” khẳng định một tấm lòng sắt son trung thành tuyệt đối với cách mạng.


Đôi bàn tay ấy còn là đôi bàn tay của nghĩa tình. Đôi bàn tay ấy dám nắm lấy tay người mình thương, chăm lo cho vợ con: xé tấm đồ làm nôi cho con. Và phải chăng mỗi ngón tay cháy rực như hiện hữu cho lòng căm thù đau xót của Tnú khi không cứu được mẹ con Mai. Nhưng dù hận đến tận xương tủy, thấu gan Tnú cũng đâu làm gì khác hơn được vì lúc bây giờ Tnú cũng chỉ có “tay không” giữa bầy quân thù.


Đôi bàn tay Tnú là minh chứng cho những dấu vết đau thương, cả bàn tay đều cụt mất một đốt. Đôi bàn tay ấy nhắc cho Tnú nhớ đến những mất mát những đau khổ mà quân giặc đã gây ra cho mình, cho những người mình yêu thương và cho buôn làng mình.Và cuối cùng đôi bàn tay ấy chính là đôi bàn tay lịch sử, đôi bàn tay cầm vũ khí đứng lên chống lại quân thù. Lửa ở đầu ngón tay đang cháy và chính trong tâm can cũng đang cháy, hừng hực một ý chí quật cường, bất khuất. “chúng nó cầm súng, mình cũng phải cầm súng” Cả Tnú cả buôn làng không chịu khuất phục nữa, họ đã đứng lên cầm giáo cầm mác tiêu diệt kẻ thù, trả lại bình yên cho núi rừng xà nu. Chính đôi bàn tay đau thương ấy đã bóp chết kẻ thù của mình. Về sau đôi bàn tay ấy đã cầm súng để trở thành một người cộng sản vĩ đại, trở thành niềm tự hào của bản làng Xô Man.


Xây dựng thành công nhân vật Tnú, nhà văn Nguyễn Trung Thành đã dựng nên một bức tượng đài lý tưởng của cộng đồng núi rừng Tây Nguyên trong cuộc chiến đấu bảo vệ buôn làng thân yêu. Đó là những con người tha thiết tình yêu quê hương, dũng cảm, gan góc, hi sinh quật cường và tràn đầy ý chí, niềm tin chiến thắng vào cách mạng, vào Đảng vào cụ Hồ thân yêu. Đây là một tác phẩm rất cô đọng nhưng cũng hết sức bay bổng, gợi nên những cảm xúc vừa trầm lắng vừa say mê. Có thể nói đây là tác phẩm xuất sắc rất xứng tầm với thời đại đánh Mĩ oanh liệt, hào hùng. Chính vì thế mà truyện ngắn này đậm đà chất sử thi.

Bài văn phân tích tính sử thi số 5
Bài văn phân tích tính sử thi số 5
Bài văn phân tích tính sử thi số 5
Bài văn phân tích tính sử thi số 5

xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |