Bài văn phân tích tác phẩm "Thái sư Trần Thủ Độ" số 7

rần Thủ Độ là một nhân vật lịch sử có công rất lớn trong việc lập nên triều đình nhà Trần. Tác giả Ngô Sĩ Liên đã viết tác phẩm về ông là “Thái sư Trần Thủ Độ” trích trong “Đại Việt sử kí toàn thư” đề cao đức tính chí công vô tư, biết lắng nghe và khuyến khích cấp dưới giữ nguyên phép nước.


Mở đầu, tác giả giới thiệu về thái sư và cái chết của ông. Tác giả viết ngược với bình thường để gây sự chú ý “ Giáp Tí, năm thứ bảy. Mùa xuân, thắng giêng”. “ Thái sư Trần Thủ Độ chết (71 tuổi), truy tặng Thượng phụ Thái sư Trung Vũ Đại Vương”. Tác giả chủ động viết như vậy để nhấn mạnh thái độ trân trọng và biết ơn của vua Trần với Trần Thủ Độ, qua đó gián tiếp giới thiệu công lao to lớn của thái sư. Tuy Thủ Độ không có học vấn, nhưng tài lược hơn người, làm quan triều Lí được mọi người suy tôn. Vua Trần lấy được thiên hạ cũng do thái sư, nên quyền còn cao hơn cả vua.


Trong cuộc đời của Thủ Độ có rất nhiều tình huống rất kịch tính. Qua đó đã bộc lộ hết được nhân cách của thái sư. Có người do ghen tị và muốn hãm hại nên đã lén lút vào gặp vua nói về việc thái sư lấn quyền vua, nguy hại đất nước. Mâu thuẫn của vua và thái sư nảy sinh, vua mang theo người hoặc đó đến nhà thái sư và kể hết chuyện cho thái sư nghe, thái sư không hề chối cãi mà nhận đúng, đem tiền vàng thưởng cho người đã vạch lỗi mình. Cho thấy ông là người độ lượng, công minh, có bản lĩnh. Hành động đó có ý nghĩa động viên, khuyến khích cấp dưới nên góp ý, tố cáo sai lầm của người quyền cao với mục đích đúng đắn có lợi cho đất nước.


Vợ của thái sư là Linh Từ Quốc Mẫu có lần ngồi kiệu đi qua thềm cấm, người canh gác ngăn lại không cho đi, về nhà khóc với thái sư kể lại việc bọn lính không tôn trọng bà. Thái sư giận lắm sai người đi bắt tên lính đó về, e phen này khó lòng thoát tội. Về đến nơi thái sư vặn hỏi kĩ lưỡng, người quân hiệu kia trả lời đúng sự thật, Thủ Độ hết giận, hiểu dõ sự tình, khen người lính nhỏ tuy chức thấp nhưng làm đúng bổn phận trách nhiệm, không có gì đáng trách, bèn đem vàng bạc ra thưởng cho anh ta, cho a ta về. Thái sư là người công tâm, thấu tình đạt lí, tôn trọng quy tắc, không vì chức cao mà vượt quyền.


Có lần thái sư duyệt hộ khẩu, Quốc Mẫu xin cho một người làm chức dịch nhỏ trong xã, lo việc bắt giữ và áp giải phạm nhân. Thái sư đồng ý, tưởng như mọi chuyện quá dễ dàng, nhưng thái sư gọi người đó đến và nói muốn làm câu đương thì phải chặt một ngón chân. Người kia khóc lóc xin tha tội, từ đó không ai dám đến nhờ cậy nữa. Ông chủ động giữ gìn sự công bằng của phép nước, bài trừ tệ nạn chạy chọt, đút lót, dựa dẫm thân thích. Thái sư là người không vì tình riêng mà vụ lợi. Vua muốn cho người anh của thái sư làm tướng, ông đã không đồng ý và cương quyết nếu vua cho rằng anh của ông là người tài giỏi hơn người ông sẽ nghỉ việc, nếu không thì không thể để hai anh em cùng làm tướng như vậy triều đình loạn mất.


Qua tất cả các sự việc trên ta thấy thái sư Trần Thủ Độ là người cương trực, độ lượng, liêm khiết, vô tư, luôn đặt lợi ích dân tộc, quốc gia lên trên lợi ích cá nhân và gia đình. Nắm giữ trọng trách của triều đình, việc gì ông cũng lo toan, giúp vua rất nhiều , tiếng tăm bay xa đến lúc chết, người người kính trọng. Trong lịch sử có Tô Hiến Thành sống cách nhau khoảng một trăm năm, tuy sống trong bối cảnh không giống nhau nhưng lại một lòng vì đất nước, không vì danh lợi mà nao núng.

Xem thêm: Nghị luận suy nghĩ về sự tự tin


Sử gia Ngô Sĩ Liên đã xây dựng nhiều tình huống giàu kịch tính, tuy rất ngắn nhưng mỗi câu chuyện đều có xung đột, cao trào và nút mở. Ngôn từ hàm súc, tác giả chỉ kể chứ không bình luận, cách kể hấp dẫn luôn gây bất ngờ đã làm nổi bật lên thái sư Trần Thủ Độ. Qua bài văn đã cho em thấy thái sư là người công tư phân minh, một người đáng để học tập, dành sự yêu quý và cảm phục sâu sắc đến thái sư. Đời đời sau cũng không thể quên lịch sử ta đã có thái sư anh minh như thế.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |