Bài văn phân tích tác phẩm "Sau phút chia li" số 8
Chinh phụ ngâm khúc hay còn gọi là chinh phụ ngâm có nghĩa là khúc ngâm về nỗi lòng sầu thương,nhớ nhung của người vợ trẻ có chồng ra trận được Đặng Trần Côn là người làng Nhân-Mục nay thuộc Thanh Xuân hà Nội sáng tác vào (1741-1742) lúc này thời kì phong kiến đang trong giai đoạn rối ren suy thoái,trong khi đó các cuộc khởi nghĩa của nông dân nổi dậy ở khắp nơi.Triều đình ra sức đàn áp,đất nước loạn lạc kinh thành rối loạn. Đứng trước hoàn cảnh đó Đặng Trần Côn đã dùng ngòi bút của mình để bày tỏ sự cảm thông và xót thương chân thành làm rung động lòng người.chinh phụ ngâm khúc nguyên bản được viết bằng chữ hán sau đó được nhiều người dịch lại thành chữ nôm.
Bản diễn Nôm này là của Đoàn Thị Điểm (1705-1748) một phụ nữ có tài có sắc. Xuyên suốt đoạn ngâm khúc là tiếng nói ai oán đối với chiến tranh của người chinh phụ,chung quy chỉ có nhớ hết nhớ lại sầu.Tác giả thể hiện nghệ thuật độc đáo đi suốt khúc ngâm là miêu tả rất tinh tế diễn biến phức tạp tâm trạng của nhân vật mà không hề lặp đi lặp lại một cách đơn điệu nhàm chán. Bốn câu thơ đầu:tả tâm trạng của người vợ trẻ sau phút chia ly với tâm trạng chơi vơi,buồn bã qua nghệ thuật đối rất chỉnh:
Chàng thì đi cõi xa mưa gió
Thiếp thì về buồng cũ chiếu chăn
Đoái trông theo đã cách ngăn
Tuôn màu mây biếc,trải ngàn núi xanh.
Người còn lại thì về mỗi lúc mỗi xa.Cuộc chia ly diễn ra chàng thì đi vào cõi xa mưa gió còn thiếp thì về với cảnh nhà không chiếc bóng,vò võ năm canh.Bao nhiêu gian truân vất vả thậm chí là hiểm nguy đối với người ra đi chứa đựng trong mấy cõi từ xa mưa gió rất giàu khả năng gợi tả khiến cho người đọc cảm thấy cái gì đó trông trênh khó lường.Chàng ra đi nguy hiểm luôn rình rập không biết khi nào mới trở về những điều dễ nhận biết là công danh thì hão huyền còn chết chóc lại là hiện thực,một hiện thực nghiệt ngã phũ phàng khó bề tránh khỏi. Người đi thì khổ người ở lại nào có sung sướng gì,khi thiếp trở về buồng cũ chiếu chăn vẫn vương vấn hơi ấm nồng nàn của tình vợ chồng thì tình cảnh lại trớ trêu như xoáy vào nỗi đau người chinh phụ người ra đi kẻ ở lại.Kể từ đây nàng sẽ phải sống trong nỗi nhớ,nỗi buồn tủi nhục và cô đơn suốt những tháng năm xa cách đầy lo lắng đợi chờ và hy vọng.
Nỗi sầu tràn ngập người ở lại và dường như nó thấm cả sang đất trời,cỏ cây “người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”(truyện kiều –Nguyễn Du).Bóng dáng người đi đã nhạt nhòa khuất lấp cố dõi mắt nhìn theo những thứ nhìn thấy cũng chỉ là màu mây biếc,núi xanh trải dài vô tận nỗi buồn không thể nguôi ngoai.Hình ảnh mây xanh núi biếc có tính ước lệ thường thấy trong thơ cổ đã được tác giả vẽ lên cảm xúc chân thành của người trong cuộc thêm sống động,tự nhiên. Bốn câu thơ tiếp:
Chốn Hàm Dương chàng còn ngoảnh lại
Bến Tiêu Tương thiếp hãy trông sang
Bến Tiêu Tương cách Hàm Dương
Cây Hàm Dương cách Tiêu Tương mấy trùng.
Nỗi nhớ nhung dường như không hề tiêu tan mà nó còn ở mức độ cao hơn sâu đậm hơn đó là nỗi nhớ dằng dặc nỗi đau hai đầu xa cách.Tác giả đã sử dụng nghệ thuật đối trong những câu thơ bảy chữ kết hợp với cách sử dụng điệp từ và đảo ngữ uyển chuyển ở cặp câu lục bát:Bến Tiêu Dương cách Hàm Dương mấy trùng,gợi tình cảm tha thiết mặn nồng quyến luyến không rời. Tác giả đã khéo léo mượn cảnh vật để nói đến sự xa xôi thể hiện tâm trạng nhớ nhung đang chất chứa đong đầy trong lòng nhân vật.
Đồng thời cũng gửi vào đó thái độ bất bình đối với chiến tranh lúc bấy giờ đáng lẽ ra những đôi lứa trẻ trung phải được hạnh phúc sum vầy bên nhau nhưng chỉ vì chiến tranh mà phải chia ly kẻ ra đi người ở lại,biết không chừng lại là sự chia ly mãi mãi.Nỗi bất bình ấy chính là tiếng nói lên án chiến tranh phi nghĩa của riêng tác giả và của chung nhân dân lúc bấy giờ. Nếu ở hai khổ thơ trên là nỗi nhớ và sự ngăn cách thì ở khổ thơ cuối đó là sự ngăn cách mấy trùng thăm thẳm: Cùng trông lại mà cùng mà chẳng thấy Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu Ngàn dâu xanh ngắt một màu Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?
Sự chia ly đã diễn ra trong khi tình cảm vẫn còn tha thiết mặn nồng đôi vợ chồng trẻ muốn gắn bó mà không được gắn bó,muốn không phải chia ly mà vẫn phải xa cách.Ở khổ thơ này tác giả vẫn sử dụng biện pháp nghệ thuật đối,điệp ngữ để gợi tả nỗi sầu thương tột độ trong lòng người chinh phụ.Lối ngắt nhịp linh hoạt trong từng câu thơ:Cùng chồng lại/mà cùng chẳng thấy…lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai? Đã góp phần bộc lộ rõ hơn nỗi xót xa của người ra đi kẻ ở lại.
Bóng người ra đi đã hòa vào trong ngàn dâu xanh ngắt.Ngàn dâu xanh ngắt khiến cho người đọc liên tưởng đến một sức sống tràn trề nhưng giờ đây trong tình cảnh này chỉ gợi lên một không gian thăm thẳm,thấm đượm nỗi sầu ly biệt.Câu thơ cuối “Lời chàng ý thiếp ai sầu hơn ai” nhấn mạnh nỗi sầu thương tột độ của người chinh phụ đành gửi vào gió vào mây nỗi nhớ niềm thương khó tả giãi bày tâm tư của mình.
Bằng một nghệ thuật ngôn từ vô cùng điêu luyện đặc biệt là nghệ thuật dùng điệp từ rất mực tài tình,đoạn ngâm khúc cho thấy nỗi sầu chia ly của người chinh phụ lúc tiễn chồng ra trận.Nỗi sầu này vừa có ý nghĩa tố cáo chiến tranh phi nghĩa,vừa thể hiện niềm khát khao hạnh phúc lứa đôi của người phụ nữ.