Bài văn phân tích tác phẩm "Nỗi thương mình" số 10

Truyện Kiều là một kiệt tác văn học mà Nguyễn Du đã để lại cho kho tàng văn học Việt Nam. Truyện Kiều không chỉ nổi tiếng về ý nghĩa truyện được thể hiện qua cuộc đời các nhân vật mà còn được đánh giá cao về giá trị nghệ thuật của tác phẩm. Đoạn trích Nỗi thương mình kể về nỗi đau đớn tủi nhục trong quãng đời của Kiều.


Sau khi mắc lừa Sở Khanh, bị Tú Bà hành hạ đến mức "Uốn lưng thịt đổ,… dập đầu máu sa", Kiều đau đớn kêu lên: "Thên lươn bao quản lấm đầu – Chút lòng trịnh bạch từ sau xin chừa". Bà Tú đã đẩy Kiều vào chốn lầu xanh từ đó. Đoạn trích Nỗi thương mình đã thể hiện một cách xúc động về nỗi đau đớn tủi nhục thương thân xót phận và ý thức về nhân phẩm của Thúy Kiều bị ép, bị đẩy vào vũng bùn tanh hôi trong xã hội lúc bấy giờ. Đây là cảnh Kiều phải nếm trải trong chốn lầu xanh của mụ Tú Bà:


"Biết bao bướm lả ong lơi;

Cuộc say đầy tháng trận cười suốt đêm

Dập dìu lá gió cành chim

Sớm đưa Tống Ngọc tối tìm Trường Khanh".


Lời thơ thật là chua chát sâu cay, "Biết bao" là không đếm được, tính được, không nhớ hết được những khách hàng Kiều phải phục vụ. Kiều phải tiếp khách làng chơi triền miên: "đầy tháng", "suốt đêm", "sớm đưa", "tối tìm". Phải trải qua "bướm lả ong lơi", phải "sớm đưa Tống Ngọc tối tìm Trường Khanh". Phải sống trong cảnh "Cuộc vui đầy tháng trận cười suốt đêm". Nguyễn Du đã sử dụng tài tình các ẩn dụ: "Bướm lả ong lơi", "cuộc say", "trận cười", các thi liệu, điển tích: "lá gió cành chim", Tống Ngọc, Trường Khanh để diễn tả hiện thực chốn lầu xanh ngày xưa ấy. Tác giả đã lấy cái nhã, dùng lối nói ẩn dụ để tả cái thô, cái bẩn dưới đáy xã hội thối nát lúc bấy giờ. Cái xã hội mà ở đó con người không còn chút lương tâm, vì tiền mà đẩy người phụ nữ vào cảnh cùng cực nhất.


Bốn câu thơ trên đã miêu tả chi tiết về cuộc sống của những thân phận phụ nữ ở chốn lầu xanh. Ở lầu xanh có nhiều kĩ nữ, họ có thể bình thản coi việc làm của mình rất đỗi bình thường, trớ trêu thay Kiều lại có một nhân phẩm quá đỗi cao đẹp, một tâm hồn trong trắng, một bông hoa từ cảnh sống “êm đềm trướng rủ màn che” bỗng nhiên bị ném vào bùn nhơ. Vậy nên, hai câu tiếp đã cho thấy tâm trạng của Kiều trong những ngày tủi nhục, nỗi ê chề, sự ép buộc, đày đọa mà Kiều phải chịu đựng:


“Khi tỉnh rượu, lúc tàn canh

Giật mình mình lại thương mình xót xa”


Những câu thơ tiếp theo thể hiện tâm trạng với những ưu phiền của nàng Kiều khi phải sống trong cảnh dơ bẩn ấy. Các từ ngữ: "giật mình', "thương mình xót xa", "khi sao", "giờ sao" chứa đầy tâm trạng, "tâm trạng đâu khổ". Nghĩ về những ngày còn ở với mẹ cha "phong gấm rủ là", Kiều đau đáu thương cho thân phận mình phải đem nhan sắc làm món hàng cho khách làng chơi. Các điệp ngữ, so sánh ẩn dụ và nghệ thuật tương phản đã nói lên nỗi xót xa đau đớn của Thúy Kiều sau những tháng ngày "bướm lả ong lơi":


"Khi sao phong gấm rủ là

Giờ sao tan tác như hoa giữa đường".


Tác giả đã sử dụng các từ ngữ có tính minh họa rất sắc sảo "khi sao", "giờ sao", tiếp theo lại viết: "mặt sao", "thân sao", lời cảm thán cất lên tê buốt, như những nhát dao cứ cứa vào tim gan vô cùng đau đớn:


"Mặt sao dày gió dạn sương,

Thân sao bướm chán ong chường bấy thân!".


Trong đoạn thơ này, nhà thơ đã sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ (gió, sương, bướm, ong) và thủ pháp phân hợp từ ngữ: "dày gió dạn sương", "bướm chán ong chường" để cực tả nỗi tụi nhục của một người con gái bị đẩy vào vũng bùn hôi tanh nhơ nhớp. Lúc nào Kiều cũng tự ý thức về nhân phẩm của mình. Các từ ngữ "mặc người", "nào biết" đã thể hiện rõ ý thức ấy, đó là tâm hồn thanh cao trong sạch:


"Mặc người mưa Sở mây Tần

Những mình nào biết có xuân là gì?".


Đối với khách làng chơi, những phong lưu "quen thói bóc rời": như Thúc Sinh thì chốn lầu xanh, cõi yên hoa là cảnh thần tiên, là cảnh rộng truy hoan:


"Đòi phen gió tựa hoa kề,

Nửa rèn tuyết ngậm bốn bề trăng thâu".


Trong chốn lầu xanh đó, cuộc sống của nàng Kiều không hề thiếu thốn điều gì. Cảnh có đủ phong, hoa, tuyết, nguyệt, tượng trưng cho vẻ đẹp bốn mùa như: xuân có hoa; hè có gió; thu có trăng; đông có tuyết. Nhưng trước những cảnh đẹp đó, Kiều dửng dưng, thờ ơ bởi con tim nàng đã bị nỗi đau khổ quá mức làm cho giá lạnh. Chốn lầu xanh dơ bẩn kia không chỉ có phong, hoa, tuyết, nguyệt, mà còn có cầm, kì, thi, họa, là môn nghệ thuật mà nàng Kiều say mê:


"Đòi phen nét vẽ câu thơ

Cung cầm trong nguyệt nước cờ dưới hoa".


Giữa cuộc sống sa hoa đầy đủ như vậy Kiều vẫn dửng dưng và cảm thầy nàng đau khổ, tê tái vì thấy nhục nhã ê chề. Mọi cảnh vật đều nhuốm vẻ sầu thương vì lòng nàng đang đau đáu tủi nhục:


"Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu

Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ?".


Phải nói rằng Nguyễn Du có một tài năng phi thường và một tình thương rộng lớn Nguyễn Du mới có thể viết lên hai câu thơ hay nhất về mối liên hệ tương đồng giữa ngoại cảnh và tâm cảnh, giữa cảnh và tình trong văn chương Việt Nam từ trước đến nay. Giữa chốn lầu xanh ồn ã ngựa xe, Kiều vẫn cảm thấy cô đơn, buồn tủi vì nàng tự ý thức nhân phẩm của mình, nàng nhận thấy cái chốn bẩn thỉu đó không phải là nơi giành cho nàng. Giữa chốn thanh lâu tìm đâu ra "tri âm" nên nàng sống trong tâm trạng "vui gượng". Đó là tâm trạng của một giai nhân "gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn", một phẩm chất cao đẹp đáng trân trọng ở nàng Kiều.


"Vui là vui gượng kẻo là,

Ai tri âm đó mặn mà với ai?".


Cấu trúc tứ bình (phong, hoa, tuyết, nguyệt, cầm, kì, thi, họa) với nghệ thuật tương phản và sử dụng câu hỏi tu từ, nhà thơ đã làm nổi bật tâm trạng đau khổ, tủi nhục, cô đơn của người con gái tài sắc đang vùng vẫy chống chọi lại cảnh đời trụy lạc. Ý thức cao về nhân cách, nhân phẩm của Kiều đã được nhà thơ thiên tài Nguyễn Du cảm thông và trân trọng. Những vần thơ đẹp đã làm tôn lên giá trị nhân bản đoạn thơ "Nỗi thương mình". Giữa chốn thanh lâu mà Kiều vẫn vượt qua mọi cám dỗ, cố vượt lên cảnh ngộ để giữ lấy nhân phẩm. Vì thế sau 15 năm lưu lạc, Kiều phải trải qua "than lâu hai lượt", nhưng Kim Trọng càng hiểu nàng hơn ai hết:


"Như nàng lấy Hiếu làm Trinh

Bụi nào có đục được mình ấy vay?".


Đoạn thơ thể hiện được cuộc sống của nàng Kiều ở chốn lầu xanh và tâm trạng cô đơn buồn tủi của nàng. Với ngoài bút sắc sảo, tài tình nhà thơ đã cho người đọc thấy được phẩm chất đáng trân trọng của Kiều. Dù bị xã hội xô đẩy, phải sống trong chốn dơ bẩn nhưng nàng không thay đổi suy nghĩ cũng như phẩm giá cao quý của người con gái.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |