Bài văn phân tích tác phẩm "Hầu trời" của Tản Đà số 7
Tản Đà là một người của hai thế hệ – thời kì Hán học đã tàn và Tây học mới bắt đầu. Xuất thân trong một gia đình quan hệ phong kiến theo học chữ Hán và chữ quốc ngữ. Tản Đà có lối sống phóng khoáng, không chịu ép mình trong khuôn khổ chơi ngông với cuộc đời. Bài “Hầu Trời” là một trong những tác phẩm đặc sắc cả về nội dung lẫn nghệ thuật phong cách thơ của thi sĩ.
“Đêm qua chẳng biết có hay không
Chẳng phải hoảng hốt, không mơ mộng
Thật hồn! Thật phách! Thật thân thể!
Tiếng gà xao xác, tiếng người dậy
Giữa sân còn đứng riêng ngậm ngùi.
Một năm ba trăm sáu mươi đêm.
Sao được đêm đêm lên hầu Trời!”
Câu chuyện “Hầu Trời” được bắt đầu bằng hàng loạt các chi tiết sắp xếp theo một trình tự hợp lí để tạo ra cốt truyện chặt chẽ và tự nhiên. Mở đầu câu chuyện tác giả thật khéo léo và hợp lí với tự nhiên. Tản Đà kể cho người đọc một câu chuyện về một cảm giác bang khuâng, bang khuâng của người đi trong mộng với câu hỏi nghi vấn. Thi sĩ đã tự hỏi mình “có hay không” “thật hay giả” và tác giả đã nghiêng câu hỏi về một hướng khẳng ddingj đó là sự thật của cảm xúc vẫn còn rất “thời sự”.
Mới chỉ là đêm qua, cái thật của khát vọng được thỏa chỉ cho đôi cánh, tài năng tự do bay bổng. Đó là một điều hấp dẫn đặc biệt đưa người đọc từ thế giới thực bước vào cảm xúc lãng mạn cùng với tác giả và câu chuyện Hầu Trời.
Trời mời tác giả lên hầu Trời, lên đọc thơ, thời gian nhà trời uy nghiêm, rực rỡ, không gian đọc thơ rất sang trọng “Bành như tuyết, vân như mây” “Các chư tiên ngồi quanh để chờ đợi, trước khi đọc thơ”.
Trời sai pha nước để nhấp giọng “cho tiếng thơ thêm sang sảng” Khi nhà thơ cất tiếng lên thì không gian sang trọng ấy đã nhường chỗ cho cảm xúc của trần thế. Trời và các chư tiên không chỉ thích thơ mà còn bộc lộ những cảm xúc rất đỗi con người “Nở dạ” vì sung sướng “lè lưỡi” thán phục tài năng “chau mày” ngẫm nghĩ lắng tai để nghe cho rõ “đọc xong mỗi bài cùng vỗ tay” Ngồi trên ghế cao trời cũng bật cười trước sự lắm lỗi phá cách và tự quảng cáo của thi sĩ. Các chư tiên say thơ háo hức đón chờ thơ, như đứa trẻ con đón chờ quà.
“Chư tiên ao ước tranh nhau dặn:
Anh gánh lên đây bán chợ Trời!”
Qua ngôn ngữ cử chỉ điệu bộ giữa thi sĩ và các nhân vật ;úc đầu còn là yêu cầu truyền lệnh, sai gọi, con xin đọc… những khi tiếng thơ được cất lên một cách hào hứng say xưa thì chỉ còn là mối quan hệ giữa tác giả và độc giả… Nhiệt tình, phấn khích và họ không ngần ngại gọi thi sĩ bằng anh.
Câu chuyện Hầu Trời thấp thoáng nụ cười nhẹ nhàng khôi hài vừa đạo mạo vừa suồng sã. Nó tạo lên một tiếng cười mang tinh thần dân chủ, thể hiện rõ nét con người có tính sáng tác của tác giả, thể hiện cái tôi tài hoa của tác giả. Tản Đà công khai đắc ý nói về mình:
“Văn đã giàu thay, lại lắm lối
Trời nghe Trời cũng bật cười!”
Để chứng minh cho Trời và các chư tiên thi sĩ đã dẫn ra hàng loạt những tác phẩm đã được in và bán dưới hạ giới. Thi sĩ cũng tự tôn tài năng của mình qua thái độ trầm trồ, thán phục, suýt xoa của các vị chư tiên. Trời khen văn tài thi tài cao cường.
“Trời lại phê cho: “Văn thật tuyệt!
Văn trần được thế chắc có ít?
Nhời văn truốt đẹp như sao băng!
Khí văn hùng mạnh như mây truyển!
Êm như gió thoảng! tinh như sương!
Đầm như mưa sa! lạnh như tuyết!”
Thi sĩ rất đắc ý và sung sướng tán thưởng lời thẩm định của Trời như một thước đo chính xác cho tài năng của mình. Đó là sự giàu có về nội dung đa dạng về hình thức.
Thi sĩ đã tự nhận mình là trích tiên được trời tin tưởng giao phó nhiệm vị thiên lương được lương thịnh dưới hạ giới. Khẳng định cái ngông, cái tài hoa văn học. Cuộc hầu Trời trong tưởng tượng diễn ra khoảng hai canh giờ nhưng đã để lại nỗi niềm bang khuâng và một khát khao chân thành tha thiết của thi sĩ:
“Một năm ba trăm sáu mươi đêm
Sao được mỗi đêm lên hầu Trời!”
Hầu Trời quả là bài thơ hay, độc đáo, có nhiều nét mới về mật thi pháp, rất tiêu biểu cho tính chất “giao thời” trong nghệ thuật thơ Tản Đà. Qua bài thơ, có thể nhận ra được nhiều điều về xu hướng phát triển của thơ Việt Nam trong những nãm hai mươi của thế kỉ XX. Khát vọng sống với văn thơ với những con người yêu và sành thướng văn thơ.