Bài văn phân tích tác phẩm "Đời thừa" số 6
Nam Cao là nhà văn xuất sắc của nền văn học Việt Nam, ông có rất nhiều tác phẩm viết trong giai đoạn trước năm 1945, trong những sáng tác của ông có thể kể đến là tác phẩm Đời Thừa của Nam Cao, hay Chí Phèo, mỗi tác phẩm đều phản ánh hiện thực xã hội lúc bấy giờ.
Trước tình hình xã hội có nhiều rối ren, Nam Cao luôn thể hiện được khao khát của mình trước hiện thực xã hội, luôn phản ánh xã hội một cách sâu sắc, mang nhiều ý nghĩa nhất. Mỗi chi tiết đều là những nội tâm được giằng xé trong cách sáng tạo của nhân vật về cuộc sống, cũng như phản ánh xã hội hiện thực lúc bấy giờ. Tác phẩm đã thể hiện sự khắc nghiệt của xã hội lúc bấy giờ, nó biến con người trở thành những những người bị tha hóa do xã hội đưa đẩy, biến người tri thức phải chịu cảnh nặng nề về cơm áo gạo tiền trong xã hội.
Qua cách xây dựng tình huống đầy mâu thuẫn, Nam Cao muốn xây dựng lên tác phẩm nhằm tố cáo hiện thực xã hội lúc bấy giờ, ở đây con người luôn phải trải qua những sóng gió, đè nặng của cuộc sống. Với tình hình xã hội khó khăn, con người đang bị bủa vây bởi cái đói, chính tấm bi kịch của nhân vật Hộ là dụng ý để tác giả phản ánh những vấn đề của thời đại, của xã hội phong kiến thời bấy giờ.
Với bao khát vọng, lý tưởng, nhưng bị xã hội vùi dập xuống, ước mơ, hoài bão đó đã làm kìm nén đi ước mơ, họ đang phải đối mặt với cuộc sống đói khổ, rồi chìm vào những tấm bi kịch của thời đại. Nhân vật Hộ hiện lên trong tác phẩm là một nhà văn, người tri thức, nhưng vì cái đói, khổ mà biết bao nhiêu hoài bão của nhân vật này bị tan biến, ông rằn vặt chính bản thân mình, là người vô tích sự, không làm được gì cho gia đình, chính vì thế, ông lâm vào bi kịch của cuộc sống hôn nhân. Chính cái nghèo đói đã làm cho những người tri thức đó bị tha hóa, không có một lối thoát nào.
Nam Cao đã xây dựng thành công nên hình tượng nhân vật của mình, với những nét tinh tế trong phong cách sáng tác, ông để cho nhân vật của mình biểu lộ dòng tâm trạng, thể hiện tình cảm nội tâm, ông để cho nhân vật của mình độc thoại, qua đó toát lên được diễn biến tâm lý, khi nhân vật Hộ ngộ ra được cuộc sống hiện thực, ông thoát ly hoàn toàn với cuộc sống trong văn chương.
Chính cái nghèo đã làm cho những người nghệ sĩ trở nên buồn tủi, trước hiện thực xã hội, nhiều khó khăn, bất cập, biết bao nhiêu giá trị, hồi ức, xuất hiện, ông đau khổ trước cuộc sống hiện tại. Trước hiện thực xã hội nhà văn đã phản ánh sâu sắc được hiện thực xã hội. Đúng như quan điểm của Nam Cao về cuộc sống, nghệ thuật không phải là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật phải là kiếp đau khổ, thoát nên từ những kiếp lầm than, quả đúng như vậy, mỗi sáng tác của ông đã để lại cho người đọc những suy ngẫm về cuộc sống, tương lai và giá trị hiện thực được phản ánh sâu sắc, tinh tế nhất.
Đời thừa là tác phẩm phản ánh sâu sắc hiện thực xã hội, ở đó người tri thức bị xã hội hóa, bị đẩy vào tấm bi kịch, họ rơi vào áp lực cơm áo gạo tiền, mà chà đạp lên nghệ thuật chân chính, chính cái nghèo đói, đã biến những người làm nghệ thuật chân chính, phải phá vỡ quy tắc mà mình đã đề ra.
Chính sự nghèo đói làm tha hóa tâm hồn của những người nghệ sĩ chân chính, người nghệ sĩ là người luôn sáng tạo, chứ không làm theo những khuôn mẫu có sẵn, người nghệ sĩ phải tài năng, và thể hiện sự sáng tạo của mình. Có thể nói Nam Cao đã khắc họa sâu sắc được hình ảnh người tri thức đang bị tha hóa trong xã hội nghèo đói.
Trong xã hội trước năm 1945 con người luôn phải chịu sự khổ cực do nghèo đói bủa vây, con người bị tha hóa, những người nghệ sĩ chân chính cũng luôn phải chịu áp lực tiền bạc, cơm áo hàng ngày, để rồi bị tha hóa đi tâm hồn của những người nghệ sĩ.