Bài văn phân tích tác phẩm "Đò Lèn" của Nguyễn Duy số 4

Những kí ức về tuổi thơ và tình cảm gia đình luôn là những cảm xúc cháy bỏng trong tâm hồn Nguyễn Duy, những xúc cảm này cũng được thể hiện rõ nét trong những tác phẩm thơ văn của nhà thơ sau này. Đò lèn là một trong những tác phẩm đặc sắc nhất trong sự nghiệp sáng tác của NGuyễn Duy, bài thơ là những kí ức bên người bà hiền từ, giàu yêu thương.


Nguyễn Duy sớm mồ côi mẹ từ nhỏ nên những năm tháng tuổi thơ lớn lên bên bà đã trở thành những miền kí ức đặc biệt luôn da diết, khắc khoải trong tâm hồn nhà thơ. Viết về những kỉ niệm bên bà cùng những tình cảm gắn bó thiêng liêng, bài thơ Đò Lèn chính là tâm sự, tình cảm chân thực nhất của nhà thơ muốn gửi gắm đến người bà của mình. Mở đầu bài thơ, tác giả Nguyễn Duy đã mở ra những kí ước tuổi thơ bên bà:


“Thuở nhỏ tôi ra cống Na câu cá

Níu váy bà đi chợ Bình Lâm

Bắt chim sẻ ở vành tai tượng Phật

Và đôi khi ăn trộm nhãn chùa Trần


Những câu thơ giản dị mà đầy gần gũi của Nguyễn Duy như đưa mỗi độc giả trở về với tuổi thơ của chính mình, bởi nó quá đỗi thân thuộc mà bất cứ ai cũng đã từng trải qua. Do đó mà câu thơ tuy giản dị nhưng lại có thể gây ra những xúc động lớn lao đến vậy cho người đọc. Tuổi thơ bên bà của Nguyễn Duy cũng bình dị như bất cứ đứa trẻ vùng quê nào khác, đó là những lúc bắt cá, theo bà đi chợ hay bắt sẻ chim….


“Tôi trong suốt giữa hai bờ hư thực

Giữa bà tôi và tiên, Phật, thánh, thần”


Trong dòng kí ức về tuổi thơ, có lẽ đọng lại sâu đậm nhất, da diết nhất của Nguyễn Duy chính là những kỉ niệm về người bà. Cùng với những trò chơi tuổi thơ, Nguyễn Duy còn nhớ như in những lúc theo bà lên đền Sòng hay khi nghe cô đồng hát, cảm nhận mùi thơm của hoa huệ cùng với khói trầm. Trong những câu chuyện bà kể, tác giả đã hình dung về người bà hiền hậu của mình như Tiên, như Phật. Qua câu thơ người đọc cũng cảm nhận được tình cảm yêu thương cũng như sự trân trọng của tác giả đối với người bà của mình.


“Bom Mĩ dội, nhà bà tôi bay mất

Đền Sòng bay, bay tuốt cả chùa chiền

Thánh với Phật rủ nhau đi đâu hết

Bà tôi bán trứng ở ga Lèn”


Xa bố mẹ từ nhỏ, bà chính là người thân duy nhất bên tác giả, bà không chỉ đóng vai trò của người cha mà còn gánh vác vai trò của một người mẹ, người bà. Cuộc sống cơ cực nhưng bà không lúc nào thôi quan tâm chăm sóc đến đứa cháu nhỏ. Trong cái dữ dội của chiến tranh, bom đạn không chỉ phá hoại quê hương mà còn mang đến những ám ảnh tuổi thơ đầy khốc liệt trong tâm hồn nhà thơ.


“Thánh thần rủ nhau đi đâu hết” sự cảm nhận mơ hồ của nhà thơ lúc bấy giờ lại gợi ra sự xót xa vì khung cảnh thần tiên với cuộc sống hạnh phúc trong những câu chuyện cổ tích dường như đã bị vùi dập bởi chính thực tế quá đỗi phũ phàng. Khi đã trưởng thành, đi lính, gánh trách nhiệm bảo vệ tổ quốc, quê hương nhưng trong tâm hồn người cháu ấy vẫn không thôi nhớ về bà:


“Tôi đi lính, lâu không về quê ngoại

Dòng sông xưa vẫn bên lở, bên bồi

Khi tôi biết thương bà thì đã muộn

Bà chỉ còn là một nấm cỏ thôi”


Bà đã ra đi và mang theo tất cả những kí ước tuổi thơ tươi đẹp nhất của người cháu, để khi đã trở thành người lính tình yêu của bà đã trở thành sức mạnh của cháu để cháu cầm súng chiến đấu bảo vệ những gì đẹp đẽ nhất của đất nước, quê hương. Có lẽ đây cũng chính là sự tiếp nối sự sống ý nghĩa nhất.


Đò Lèn của Nguyễn Duy thể hiện sâu sắc tình cảm của người cháu dành cho bà, đồng thời qua đó hồi ức của nhà thơ cũng đưa chính người đọc về với tuổi thơ của mình để ta nhận ra những giá trị đích thực của cuộc đời, để biết yêu thương và trân trọng hơn.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |