Bài văn phân tích tác phẩm "Đi bộ ngao du" số 9

Jăng Jắc Ru- xô là nhà văn, nhà triết học, nhà hoạt động xã hội nổi tiếng của nước Pháp thế kỷ XVIII. Đoạn trích “Đi bộ ngao du” trích từ luận văn “ Ê-min hay về giáo dục”- một tác phẩm đề cập đến vấn đề giáo dục một em bá từ lúc trào đời cho đến lúc khôn lớn. Em bé đó là Ê-min. Nhân vật đảm nhiệm chức vụ giáo dục em bé là nhà văn. Tác phẩm có năm chương, ứng với năm giai đoạn của quá trình giáo dục.


Đoạn trích “Đi bộ ngao du” trích trong chương V khi Ê-min đã trưởng thành. Đoạn trích và một bài văn nghị luận chặt chẽ nói về tác dụng của việc đi bộ. Thứ nhất, ông đưa ra tác dụng: Đi bộ ngao du thì hoàn toàn tự do, không phụ thuộc vào ai. Có lẽ luận điểm đã đánh vào mong muốn của tất cả mọi người, ai cũng mong muốn tự do, sự phụ thuộc đẩy con người đến những thái độ tiêu cực, việc đi bộ ngao du giúp con người thoát khỏi chính sự nô lệ của mất tự do. Tác giả dùng những lý lẽ của mình để minh chứng cho luận điểm đang thu hút người đọc ấy.


Ông nhắc người ta đến thói quen hàng ngày là đi ngựa, đó cũng là một cách đi mang đến nhiều sự thi vị. Nhưng để ngao du người ta cần đi bộ. Tác giả minh chứng cụ thể bằng việc đưa ra những lợi ích vô cùng thiết thực: “Ta ưa đi lúc nào thì đi, ta thích dừng lúc nào thì dừng, ta muốn hoạt động nhiều ít thế nào là tùy. Ta quan sát khắp nơi ; ta quay sang phải,sang trái ; ta xem xét tất cả những gì thấy hay hay ; ta dừng lại ở tất cả mọi khía cạnh.” Đi bộ đang thực chất đem lại mọi thứ tự do mà con người muốn được hưởng thụ. Tác giả cũng đặt ra trường hợp thời tiết xấu, ảnh hưởng đến việc đi bộ, người ta cũng thoải mái trong việc tự do, lúc đó có thể lựa chọn phương tiện đi lại.


Để thuyết phục người đọc trong việc nhìn nhận luận điểm của mình, tác giả dùng hai đại từ nhân xưng, khi dùng “ta” là lợi ích mà tất cả mọi người, ai cũng có thể đạt đến, ai cũng được tự do giống nhau khi đi bộ, sự hưởng thụ là không giới hạn và không có bất cứ sự giao tranh đố kị trong việc đi bộ ngao du ấy. Đó là tự do. Khi dùng “tôi”, mọi kinh nghiệm riêng được bày ra với sự tự nhiên và thuyết phục cao: “Tôi nhìn thấy một dòng sông ư, tôi đi men theo sông ; một khu rừng rậm ư, tôi đi vào dưới bóng cây ; một hang động ư, tôi đến tham quan ; một mỏ đá ư, tôi xem xét các khoáng sản. Bất cứ đâu tôi ưa thích, tôi lưu lại đấy. Hễ lúc nào tôi thấy chán,tôi bỏ đi luôn. Tôi chẳng phụ thuộc vào những con ngựa hay gã phu trạm”. Đó là những trải nghiệm thực tế, không hề ba hoa, không hề vẽ ra để khẳng định thực tế lớn lao: đi bộ ngao du đem đến sự tự do đẹp như trong mơ vậy! Người đọc cảm nhận được sự dễ hiểu, bị thu phục và dễ làm theo.


Thứ hai: đi bộ ngao du làm giàu nhận thức của con người. Tác giả không hề nói xuông, ông đưa ra những dẫn chứng hết sức cụ thể: Đi bộ ngao du là đi như Ta-lét, Pla-tông và pi-ta-go- những con người có xương, có thịt ai cũng biết đến, đi bộ là khoảng thời gian họ khám phá để làm nên khoa học, tên tuổi của họ. Những thành công có một không hai của họ có được nhờ việc đi bộ ngao du, nhưng lần này tác giả không khẳng định mà đưa ra sự thuyết phục bằng chính những câu hỏi: “Ai là người yêu mến nông nghiệp chút ít mà lại không muốn biết các sản vật đặc trưng cho khí hậu những nơi mình đi qua và cách thức trồng trọt những đặc sản ấy? Ai là người có chút hứng thú với tự nhiên học mà lại có thể quyết định đi ngang một khoảnh đất mà ko xem xét nó, một lèn đá mà không ghè vài mẩu, những quả núi mà không sưu tập hoa lá, những hòn sỏi mà không tìm các hoá thạch!


Những triết gia phòng khách của các ngài nghiên cứu tự nhiên học trong các phòng sưu tập; họ có các thứ linh tinh ; họ biết gọi tên nhưng chẳng có một ý niệm gì về tự nhiên cả”. cách nêu các dẫn chứng dồn dập ấy như nói với mọi người rằng: Hãy đi bộ đi! Đi bộ để làm giàu hiểu biết của chính mình, đi bộ để nhìn thấy những điều ngoài sách vở, cách mà tác giả viết đang làm người đọc bị hút vào sự lôi cuốn của việc đi bộ.


Thứ ba:đi bộ giúp con người rèn luyện sức khỏe và có tinh thần sảng khoái. Đây là đoạn văn tác giả viết ngắn gọn, dùng phương pháp so sánh: Tôi thường thấy những kẻ ngồi xe tốt chạy rất êm nhưng mơ màng,buồn bã,cáu kỉnh hoặc đau khổ ; còn những người đi bộ lại luôn luôn vui vẻ, khoan khoái và hài lòng với tất cả. biện pháp so sánh này đã chỉ ra mặt tích cực, thực tế nếu dùng phương tiện đi bộ. Con người không mong muốn gì hơn khi việc họ làm lại mang đến sự thoải mái và kết quả đạt được lại là sự hài lòng. Đi bộ là việc mọi người bình thường đều có thể làm nhưng lợi ích lại vô cùng to lớn như vậy.


Hơn những thế, người ta có tiền có thể mua được nhiều thứ nhưng lại không thể mua được sức khoẻ, thì đi bộ lại đem đến một sức khỏe dẻo dai mà tiền bạc không mua được: “Ta hân hoan biết bao khi về gần đến nhà! Một bữa cơm đạm bạc mà sao có vẻ ngon lành thế! Ta thích thú biết bao khi lại ngồi vào bàn ăn!Ta ngủ ngon giấc biết bao trong một cái giường tồi tàn! Khi ta chỉ muốn đến một nơi nào, ta có thể phóng bằng xe ngựa trạm; nhưng khi ta muốn ngao du thì cần phải đi bộ.”Kết luận tác giả đưa ra “khi ta muốn ngao du thì cần phải đi bộ” rất tập trung và giản dị thôi thúc mọi người: không thể không đi bộ ngao du.


Trong thời đại ngày nay, khi các phương tiện giao thông phát triển theo thời gian, có biết bao người không sử dụng đến đôi chân của mình? Đọc đi bộ ngao du, mỗi người như đang đi bộ thực, thưởng thức mọi thứ xung quanh và có được lợi ích chính đáng cho bản thân mình.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |