Bài văn phân tích tác phẩm "Đi bộ ngao du" số 8

Đi bộ ngao du là một văn bản mang tính chất nghị luận, được trích trong tiểu thuyết Ê-min hay về giáo dục. Tác phẩm được coi là thiên luận văn – tiểu thuyết, nội dung đề cập đến việc giáo dục một em bé từ khi mới ra đời cho đến lúc lớn khôn. Đoạn trích Đi bộ ngao du (Ngữ văn 8 – Tập 2) đã chứng minh rất rõ muốn ngao du thì phải đi bộ. Đồng thời bằng thực tiễn cuộc sống mà tác giả đã từng trải, kết hợp với lý lẽ, hợp tình hợp lý, nhà văn đã làm nổi bật được lợi ích của việc đi bộ ngao du mà lại không hề tốn kém về vật chất. Đúng như lời nhận định Đi bộ ngao du là cái thú không mất tiền.


Đi bộ ngao du không ngoài mục đích làm cho nhân vật có được một chút thư giãn, thanh thản cả đầu óc và tâm hồn. Mở đầu phần chính là một phát hiện bất ngờ, nghe như đùa nhưng lại là sự thật. Tôi chỉ quan niệm được một cách đi ngao du thú vị hơn đi ngựa: đó là đi bộ. Bởi vì nhờ có đi bộ mà con người được giải phóng, được tự do. Từ một khái niệm về phương diện thông thường của vật chất, của sinh hoạt hàng ngày mà người viết đã nâng lên một cái đích cao siêu của tinh thần, tư tưởng. Nó là một tiếng reo thú vị biết bao! Nhà văn giống như người vừa tìm ra một chân lý bất ngờ mà không mấy ai quan tâm, để ý. Đại từ ta”ở bài có ý chỉ chủ thể được tự do, tự do theo ý thích của mình, tự do hành động theo ý mình, chẳng phụ thuộc vào ai. Đoạn văn diễn tả được cái hứng khởi tràn đầy trong bối cảnh tự do khi con người được cởi trói khỏi những ràng buộc với xung quanh.


Còn cái tôi của nhà văn lúc này là cả một thế giới tự do, nó được tháo cũi sổ lồng tha hồ mà bay nhảy. Này nhé: về ý thích, ta ưa, ta muốn nhiều hay ít thế nào là tùy, về hành động cũng tha hồ như thế, nào ta quay sang phải, sang trái; ta xem xét tất cả những gì thấy hay hay; ta dừng lại ở tất cả mọi khía cạnh. Đó là nhận thức. Nó cũng bay lượn như một nỗi niềm lần đầu được chắp cánh bởi tự do. Cái duy nhất lúc mà người viết phụ thuộc là chính bản thân, một bản thân không có gì còn vướng cản, để tha hồ hưởng thụ tất cả tự do mà con người có thể hưởng thụ. Cách lập luận của đoạn văn rất chặt chẽ, kết hợp cả hai cách trình bày vừa song hành vừa móc xích.


Song hành trong cách bộc lộ chủ thể tự do: Ta ưa đi lúc nào thì đi, ta thích dừng lúc nào thì dừng, ta muốn hoạt động nhiều ít thế nào là tùy…. Móc xích dưới hình thức câu hỏi và tự mình giải đáp: Tôi nhìn thấy một dòng sông ư, tôi đi theo men sông, một khu rừng rậm ư, tôi đi vào dưới bóng cây…. Đưa ra những giả định Nếu tôi mệt… nhưng Ê-min có mệt lắm đâu; em to khỏe; và sao em có thể mệt được cơ chứ. Sự phân tích mình ra làm con người khác bằng cách hỏi và đáp (cũng chỉ là con người ấy) có tác dụng làm cho lời văn đa sắc thái và sinh động hơn, không đơn điệu, nghe nó như một tiếng reo thầm khi cần giãi bày, chia sẻ. Chính vì thế đoạn văn đã cuốn hút người đọc, người nghe.


Đi bộ ngao du không những giúp con người ta được tự do, thoải mái, không phụ thuộc vào ai, mà còn là cơ hội để cho con người trau dồi được tri thức một cách hồn nhiên. Ngoài trường lớp, ngoài sách vở thông thường, thiên nhiên – qua cách đi bộ ngao du, mà người ta tiếp cận là một trường học lớn. Đó là cả một kho tàng, những kiến thức nông nghiệp về tự nhiên như những cơn gió ùa vào qua cái cửa sổ trí tuệ mà con người khao khát. Một câu hỏi đặt ra học bằng cách nào? Không còn cách nào khác phải gần gùi thiên nhiên, hóa mình với thiên nhiên như Ta- lét, Pla-tông và Pi-ta-go, và khó có thể tin được rằng người yêu mến nông nghiệp chút ít mà lại không muốn biết các sản vật đặc trưng cho khí hậu những nơi mình đi qua và cách thức trồng trọt những đặc sản ấy?


Các cách học này khác xa, khác hẳn với cách học giáo điều, hình thức. Thiên nhiên sông động, thiên nhiên toàn cảnh hoàn toàn không giống với những mô hình tượng trưng trong các phòng sưu tập của các ngài tự nhiên học đã đành, khác xa với các phòng sưu tập của những quí ngài, những đấng bậc quyền uy vào hàng vua chúa. Bởi cái mà họ tưởng có đủ nhưng sự thật chỉ là một nửa của sự thật mà thôi! Cái sự thật của thiên nhiên phải là phòng sưu tập của Ê-min. Bởi nó là phòng sưu tập của trái đất. Nơi đây, mỗi vật đều được đặt đúng chỗ của nó. Các nhà tự nhiên học đã thổi linh hồn vào cho nó.


Đi bộ ngao du còn là cách tốt nhất để tăng cường sức khỏe. Biết bao hứng thú khác nhau ta tập hợp được nhờ cách ngao du thú vị ấy, không kể sức khỏe được tăng cường, tính khí trở nên vui vẻ. Câu văn vừa chuyển ý vừa có sắc thái tươi tắn như. Nhờ đi bộ ngao du mà con người vốn già đi, nay trẻ lại, tâm trạng u buồn nay trở nên vui vẻ. Đi bộ ngao du còn là một liều thuốc bổ, một loại tiên dược diệu kỳ mà nào có tốn kém gì đâu? Để so sánh được hai hình thức ngao du: đi xe và đi bộ nhà văn không đặt mình vào trong các cuộc đi bộ ngao du mà đứng ở một góc nhìn quan sát rất khách quan: Tôi thường thấy những kẻ ngồi trong cỗ xe tốt chạy rất êm nhưng mơ màng, buồn bã, cáu kỉnh hoặc đau khổ; còn những người đi bộ lại luôn vui vẻ, khoan khoái và hài lòng với tất cả. Hai trạng thái ấy là sự vận động hay không vận động tạo ra?


Tiếp theo, bằng giọng điệu hân hoan, dù có chủ quan, nó có rất nhiều khả năng chia sẻ và đồng cảm. Những câu văn ngắn giống như những bước chân đi bộ, bước nọ nối tiếp bước kia thật đều đặn, thanh thản, cởi mở và tươi tắn: Ta hân hoan biết bao khi về gần đến nhà. Một bữa cơm đạm bạc mà sao có vẻ ngon lành đến thế. Ta thích thú biết bao khi lại ngồi vào bàn ăn! Ta ngủ ngon giấc biết bao trong một cái giường tồi tàn. Một loạt các câu cảm thán với các điệp từ biết bao đã đẩy lùi sự thiếu thốn của vật chất, nhường chỗ cho những khoan khoái tự thân ở cơ thể và tâm hồn mà các cuộc đi bộ ngao du mang lại. Như vậy ta có thể khẳng định rằng: Đi bộ ngao du là thế giới của trẻ mãi không già.


Cuối cùng bài văn khép lại: Khi ta chỉ muốn đến một nơi nào, ta có thể phóng bằng xe ngựa trạm; nhưng khi ta muốn ngao du, thì cần phải đi bộ. Kết như vậy là khéo, là thiết thực, là vừa tầm. Kết quả của cuộc đi bộ ngao du được xác định không hơn và cũng không kém như thế. Phải chăng đó là một ý tưởng khiêm nhường trước sự khoa trương, ồn ào theo kiểu quảng cáo. Đi bộ ngao du chỉ có giới hạn ở mục đích có chừng mục của nó mà thôi. Không thể tung hô nó trong tất cả các loại hành trình.


Đi bộ ngao du như một thiên phiếm luận y dưới hình thức nói chơi. Tuy đùa mà không vô bổ. Bài viết đã chứng minh cho ích lợi của việc đi bộ ngao du: là cách mà con người được giải phóng tự do; là cách giúp cho con người trau dồi tri thức một cách hồn nhiên và đó là cách tốt nhất để tăng cường sức khỏe mà không cần phải chi phí gì tốn kém. Đó chẳng phải là cái thú không mất tiền sao?.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |